Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng
Thứ sáu, 27/06/2025 13:42 (GMT+7)
Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh, sáng 27/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng với 435/443 đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành.
Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh điều hành phiên họp
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng gồm 3 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2025.
Luật quy định, Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt có tài sản bảo đảm, không có tài sản bảo đảm đối với tổ chức tín dụng trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Luật này. Tài sản bảo đảm của khoản vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước là 0%/năm.
Về quyền thu giữ tài sản bảo đảm, Luật quy định, bên bảo đảm, người đang giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm kèm theo giấy tờ, hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ để xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc trong văn bản khác và quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Trường hợp bên bảo đảm, người đang giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ để xử lý thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ được thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều này.
Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an cấp xã nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm.
Trường hợp bên bảo đảm không hợp tác hoặc không có mặt theo thông báo của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm tham gia chứng kiến và ký biên bản thu giữ tài sản bảo đảm.
Tổ chức tín dụng chỉ được ủy quyền thu giữ tài sản bảo đảm cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của tổ chức tín dụng đó; tổ chức mua bán, xử lý nợ chỉ được ủy quyền thu giữ tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng bán nợ, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của tổ chức tín dụng bán nợ; tổ chức tín dụng được chuyển giao bắt buộc được ủy quyền thu giữ tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc hoặc công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc.
Theo Luật, tài sản của bên phải thi hành án đang được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho khoản nợ xấu tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ bị kê biên, xử lý theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự khi thuộc một trong các trường hợp: hợp đồng bảo đảm đã được ký kết và phát sinh hiệu lực sau thời điểm bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; thi hành bản án, quyết định về cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ; có sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ.
6 tháng đầu năm, VietinBank đạt dư nợ tín dụng tăng trưởng ước đạt 10% so với cuối năm 2024; nguồn vốn huy động tăng ước đạt hơn 9% so với cuối năm 2024; lợi nhuận trước trích lập dự phòng rủi ro tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2024.
Thường trực Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại tập trung cho vay, giải ngân đối với các dự án nhà ở thương mại có giá phù hợp; nghiên cứu gói tín dụng cho vay đối với người trẻ tuổi có nhu cầu mua nhà.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa cho biết vừa triển khai chính sách tín dụng mới dành riêng cho người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội. Đây là động thái cụ thể hóa chỉ đạo của Chính phủ nhằm thúc đẩy tiếp cận nhà ở cho lực lượng lao động trẻ.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank – HoSE: TPB) vừa thông báo về việc thay đổi nhân sự trong Ban Điều hành. Kể từ ngày 26/6, ngân hàng sẽ miễn nhiệm hai Phó Tổng Giám đốc là ông Nguyễn Hồng Quân và bà Trương Thị Hoàng Lan.
Trước những thông tin tích cực về việc chia cổ tức và kết quả kinh doanh, bộ đôi cổ phiếu Masan là MCH và MSN đều tăng điểm trong phiên sáng 27/6, qua đó đưa Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang quay trở lại danh sách tỷ phú USD.
Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, mã chứng khoán: TCB) vừa có Quyết định về việc miễn nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc đối với ông Phan Thanh Sơn để nhận nhiệm vụ công việc mới kể từ ngày 26/6/2025.
Từ ngày 1/7/2025, hàng loạt quy định thuế mới bắt đầu có hiệu lực, tác động trực tiếp đến túi tiền, cách chi tiêu, kinh doanh và nghĩa vụ khai báo của hàng triệu người dân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp tại Việt Nam. Những thay đổi này được đánh giá là bước chuyển mạnh mẽ trong cải cách tài chính - thuế thời đại số.