Phân tích dữ liệu thống kê, nền tảng chống thất thu thuế
Thứ hai, 23/12/2024 15:03 (GMT+7)
Quá trình điện tử hóa toàn diện của ngành thuế không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý mà còn tạo ra một cơ sở dữ liệu đồ sộ, phản ánh đầy đủ tình trạng tài chính và nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Theo Vụ Kê khai thuế và kế toán thuế (Tổng cục Thuế): Việc phân tích dữ liệu thống kê thuế là công cụ thiết yếu giúp ngành thuế nhận diện các nguồn thu tiềm năng, khu vực và sắc thuế còn dư địa, từ đó tăng cường chống thất thu ngân sách nhà nước (NSNN).
Vai trò của dữ liệu thống kê trong quản lý thuế đã đạt nhiều bước tiến trong điện tử hóa, với gần 100% thủ tục hành chính và hóa đơn được thực hiện trực tuyến. Việc triển khai hóa đơn điện tử từ ngày 1/7/2022 đã phản ánh gần như toàn bộ giao dịch kinh tế theo thời gian thực, đồng thời tích hợp dữ liệu từ các cơ quan nhà nước và tổ chức thương mại điện tử.
Nguồn dữ liệu này không chỉ giúp tự động hóa quy trình quản lý thuế mà còn hỗ trợ nhận diện các dấu hiệu rủi ro, tạo nền tảng cho việc giám sát và dự báo xu hướng tài chính.
Vụ Kê khai thuế và kế toán thuế (Tổng cục Thuế) cho hay: Đơn vị này đang triển khai đề án hiện đại hóa công tác thống kê, hướng tới chuẩn hóa và số hóa toàn diện nhằm tạo ra các báo cáo chất lượng cao phục vụ quản lý và hoạch định chính sách.
Từ năm 2020 đến 2024, ngành thuế đã thực hiện nhiều chuyên đề phân tích dữ liệu và đạt kết quả khả quan. Trong lĩnh vực nhập khẩu nông sản, đã phát hiện hơn 1.500 doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro, với số thuế phải nộp bổ sung 190 tỷ đồng, trong đó 135 tỷ đồng đã được thu vào NSNN.
Đối với các cơ sở giáo dục đại học, 128 trường đã được yêu cầu kê khai bổ sung, góp phần tăng thu ngân sách thêm 292,1 tỷ đồng.
Bên cạnh những thành công, ngành thuế vẫn đối mặt với thách thức lớn về hạ tầng công nghệ, năng lực phân tích dữ liệu và nguồn nhân lực.
Cụ thể, CSDL của ngành Thuế là rất lớn với hơn 1 triệu DN, tổ chức và gần 3 triệu hộ, cá nhân kinh doanh đang hoạt động, cùng với dữ liệu của hàng chục triệu tờ khai thuế và hàng tỷ hóa đơn điện tử phát sinh hàng năm. Thách thức lớn về hạ tầng công nghệ thông tin: máy móc thiết bị, ứng dụng lạc hậu, chưa đáp ứng kịp với sự phát triển quy mô dữ liệu và các công nghệ mới như Big Data, AI, Machine Learning. Năng lực phân tích dữ liệu của còn hạn chế về kỹ năng, nghiệp vụ và công cụ phân tích dữ
Về định hướng đến năm 2025, ngành thuế sẽ tập trung khai thác cơ sở dữ liệu để nhận diện các khu vực, ngành nghề và sắc thuế có tiềm năng thu NSNN. Cụ thể, ngành thuế sẽ tiếp tục hoàn thiện đề án hiện đại hóa công tác thống kê thuế; xây dựng các chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo thống kê tĩnh và động để phục vụ quản lý.
Ngành thuế sẽ nâng cấp, triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin để cơ quan thuế các cấp khai thác, sử dụng hệ thống thông tin, báo cáo thống kê thuế trong công tác quản lý điều hành. Ngành thuế sẽ hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, biểu mẫu báo cáo, quy chế kiểm soát dữ liệu; nghiên cứu, hoàn thiện quy chế trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan quản lý nhà nước; tăng cường hợp tác quốc tế để áp dụng các tiêu chuẩn quản lý thuế tiên tiến; hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, biểu mẫu báo cáo, quy chế kiểm soát dữ liệu; nghiên cứu, hoàn thiện quy chế trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan quản lý nhà nước...
Ngành thuế sẽ đẩy mạnh áp dụng công nghệ tiên tiến trong thu thập, tổ chức sắp xếp hiệu quả, khoa học cơ sở dữ liệu thống kê thuế; nâng cấp thiết bị máy móc thiết bị, ứng dụng các công cụ thống kê và phân tích hiện đại…để nâng cao năng lực phân tích dữ liệu.
Thông qua đào tạo chuyên sâu các kỹ năng, công cụ phân tích, dự báo, phân tích, đánh giá các doanh nghiệp đang hoạt động, các công chức thuế sẽ nâng cao khả năng nhận diện các vùng trũng tiềm ẩn (địa bàn, khu vực kinh tế, ngành nghề kinh doanh) có nguy cơ thất thu phục vụ công tác chỉ đạo thu NSNN.
Cơ quan thuế cũng phân tích chuyên sâu đối với một số ngành nghề, lĩnh vực như vận tải, xây dựng… để chỉ đạo toàn ngành tập trung lực lượng thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm, thu đúng, thu đủ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế vào NSNN; triển khai công tác thanh tra, kiểm tra nghiêm túc và kịp thời sau khi đã nhận diện các khu vực, ngành nghề, vùng trũng có dư địa để chống thất thu NSNN; đúc rút kinh nghiệm nhận diện từ kết quả thanh tra, kiểm tra để hoàn thiện phương pháp và nhận định về nguồn thu, nhằm nâng cao hiệu quả phân tích dữ liệu thống kê.
Nhận định để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định cần phải có một bộ máy điều hành được đổi mới với diện mạo và hiệu năng hơn bộ máy cũ. Do đó, ngành Tài chính nói chung và ngành Thuế nói riêng phải quyết tâm, đồng lòng để thực hiện quyết liệt cuộc cách mạng nhằm xây dựng bộ máy thật sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Việc thu thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) dù đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng ngành Thuế vẫn đối mặt với các thách thức lớn như: Việc định danh và xác thực tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT còn nhiều hạn chế
Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2024 lần đầu tiên vượt mốc 5 tỷ USD, khẳng định vị thế nhà sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới và nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ hai toàn cầu.
Trước khi Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs xin lỗi vì quảng cáo quá mức, trên các gian hàng của các sàn TMĐT, kẹo rau củ Kera có doanh số bán ra khủng, thu về hàng tỷ đồng.
Có 59.944 doanh nghiệp và tổ chức trên địa bàn Hà Nội chậm đóng BHXH từ một tháng. Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp lớn cũng xuất hiện trong danh sách này.
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, địa phương gửi đề xuất cơ chế, chính sách triển khai dự án điện hạt nhân cho Bộ Công Thương trước 15/2 để xin chủ trương tại kỳ họp bất thường.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu công tác điều hành giá năm 2025 phải "thật tốt, thật chủ động, thật cụ thể và thật hiệu quả"; phấn đấu CPI bình quân tăng khoảng 4,15% so với năm 2024.