'Ông trùm thép' Philippines bị bắt cóc: Gia đình xin chuộc 95 tỷ đồng nhưng vô vọng
Thứ sáu, 11/04/2025 11:25 (GMT+7)
Vụ bắt cóc và sát hại doanh nhân gốc Hoa Quách Tòng Nguyện (Anson Que), gây chấn động dư luận, đặt ra nhiều nghi vấn về động cơ tội ác.
Cộng đồng doanh nhân và người dân Philippines đang bàng hoàng trước thông tin về vụ bắt cóc và sát hại dã man tỷ phú Quách Tòng Nguyện (Anson Que), 68 tuổi, nhà sáng lập tập đoàn thép Elison và là một trong những "ông trùm" ngành thép hàng đầu tại quốc gia này. Sau nhiều tuần tìm kiếm và nỗ lực giải cứu bất thành, cảnh sát Philippines ngày 9/4 đã chính thức xác nhận thông tin đau lòng, ông Quách và tài xế riêng đã bị sát hại, dù gia đình đã chấp nhận trả một khoản tiền chuộc khổng lồ lên đến 210 triệu peso Philippines (khoảng 94,8 tỷ đồng Việt Nam).
Vụ bắt cóc tỷ phú Quách Tòng Nguyện và hành trình tìm kiếm bất lực
Theo thông tin từ truyền thông Philippines, ông Quách Tòng Nguyện và tài xế bị bắt cóc vào ngày 29/3 sau khi tham dự một sự kiện ở tỉnh Bulacan, phía bắc Manila. Chiếc xe Lexus LM350 của nạn nhân được tìm thấy bị bỏ rơi bên đường gần thành phố Quezon vào ngày 8/4, làm dấy lên những lo ngại về số phận của hai người. Gia đình ông Quách sau đó đã nhận được yêu cầu đòi tiền chuộc từ nhóm bắt cóc và trong tuyệt vọng, họ đã ba lần chuyển tiền với tổng cộng 210 triệu peso Philippines với hy vọng chuộc lại sự tự do cho người thân.
Địa điểm phát hiện thi thể của ông Quách Tòng Nguyện và tài xế riêng. Ảnh: Sina
Tuy nhiên, mọi nỗ lực đều vô vọng. Ngày 9/4, thi thể của ông Quách và tài xế được phát hiện tại một bụi cỏ ở thị trấn Rodriguez, tỉnh Rizal. Cảnh sát cho biết thi thể các nạn nhân được đựng trong túi nylon, đầu bị quấn băng dính, trên mặt có nhiều vết thương và bầm tím, dấu hiệu cho thấy có thể đã bị tra tấn trước khi chết.
Quách Tòng Nguyện sinh ra ở Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc, đến Philippines phát triển sự nghiệp năm 28 tuổi. Ban đầu ông làm công nhân trong một nhà máy thép, kiếm sống qua ngày với thu nhập ít ỏi. Sau khi tích lũy đủ vốn, ông thành lập công ty thương mại thép An Thuận, kinh doanh mua bán thép phế liệu, sau đó công việc kinh doanh ngày càng phát triển, mở rộng sang các ngành bất động sản, trang trại, ăn uống và các ngành khác, trở thành một doanh nhân giàu có ở địa phương. Quách Tòng Nguyện sinh thời hoạt động tích cực trong nhiều hiệp hội người Hoa ở Philippines, đồng thời từng giữ chức chủ tịch sáng lập Phòng Thương mại Trung Quốc tại Philippines.
Nghi vấn liên quan đến giới cờ bạc trực tuyến
Nguyên nhân dẫn đến vụ bắt cóc và sát hại "ông trùm thép" Quách Tòng Nguyện đang là tâm điểm điều tra của cảnh sát Philippines. Một trong những giả thuyết được truyền thông địa phương đề cập nhiều nhất là vụ việc có liên quan đến các nhà điều hành cờ bạc trực tuyến Philippines (POGO).
Trước khi bị bắt cóc và sạt hại, ông Quách Tòng Nguyện có mâu thuẫn với công ty POGO. Ảnh: Pilipino
Theo đó, một công ty POGO đã từng đề xuất thuê tòa nhà của ông Quách ở tỉnh Bulacan và đã đặt cọc hàng triệu USD. Tuy nhiên, thương vụ này sau đó đổ vỡ, khi công ty POGO yêu cầu hoàn trả một nửa số tiền đặt cọc, ông Quách từ chối làm nảy sinh mâu thuẫn. Cũng có thông tin cho rằng gia đình ông Quách đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ các thế lực địa phương, nhưng không thể ngăn chặn được bi kịch xảy ra.
Ngoài ra, vụ án bắt cóc và sát hại ông Quách Tòng Nguyện đã gây ra làn sóng phẫn nộ trong dư luận Philippines và giáng một đòn mạnh vào uy tín của lực lượng cảnh sát. Chỉ huy Đội Chống Bắt Cóc (AKG) đã bị thay thế ngay sau vụ việc, cho thấy sự nghiêm trọng của vấn đề. Truyền thông địa phương và mạng xã hội cũng đang sôi nổi thảo luận về hiệu quả thực thi pháp luật và vấn đề an ninh của cảnh sát. Hiện tại, cảnh sát địa phương đang điều tra xem vụ án có liên quan đến các nhà điều hành cờ bạc trực tuyến Philippines hay không.
Ông Tạ Nhạc, doanh nhân giàu có ở Thâm Quyến, đã trải qua 24 năm tìm kiếm con trai thất lạc. Nỗ lực không ngừng nghỉ cùng khoản treo thưởng 10 triệu tệ đã mang lại kết quả ngọt ngào khi ông tìm được con trai, một thanh niên ưu tú đang học cao học.
Bữa sáng đơn giản của người Mỹ không còn là lựa chọn tiết kiệm khi giá cả leo thang chóng mặt. Giá trứng tăng gấp 4, kéo theo giá bữa sáng cơ bản tăng vọt, ăn ngoài đã chạm ngưỡng 20 đô.
Giữa bão thuế quan Mỹ - Trung, một nữ CEO ngành dệt may Trung Quốc lạc quan đối diện việc mất đơn hàng triệu đô, trích dẫn kinh điển của Jack Ma về thị trường nội địa 1.4 tỷ dân.
Sau khi phía Mỹ leo thang thuế quan lên 245%, giới phân tích Anh đã chỉ ra '3 lá bài tẩy' của Trung Quốc gồm thặng dư thương mại, nắm giữ nợ Mỹ và kiểm soát khoáng sản hiếm, đủ sức đối trọng với Washington.
Mỹ đã phát động các biện pháp trừng phạt toàn diện đối với công ty trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek của Trung Quốc, cáo buộc ứng dụng này là mối đe dọa an ninh, nghi ngờ đánh cắp công nghệ Mỹ và rò rỉ dữ liệu người dùng.
Giữa căng thẳng thuế quan thương mại Mỹ - Trung, các ứng dụng mua sắm trực tuyến của Trung Quốc bất ngờ trỗi dậy mạnh mẽ tại thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ, trong đó Taobao dẫn đầu xu hướng gây sốt.
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đạt đến đỉnh điểm mới khi chính quyền Trump áp mức thuế quan 245% lên hàng hóa Trung Quốc. Bắc Kinh đáp trả mạnh mẽ, tuyên bố "không sợ chiến đấu" và yêu cầu Mỹ từ bỏ áp lực để đàm phán.