Ninh Bình: Xử phạt 18 triệu đồng hộ kinh doanh thực phẩm nhập lậu
Thứ tư, 21/05/2025 13:08 (GMT+7)
Một hộ kinh doanh tại TP Tam Điệp (tỉnh Ninh Bình) vừa bị lực lượng quản lý thị trường xử phạt 18 triệu đồng vì kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng nhập lậu. Toàn bộ số hàng vi phạm trị giá hơn 17 triệu đồng đã bị buộc tiêu hủy.
Ngày 21/5,
thông tin từ Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương)
cho biết, Đội Quản lý thị trường số 2 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh
Bình vừa tiến hành kiểm tra và xử lý một trường hợp vi phạm nghiêm trọng về
kinh doanh thực phẩm.
Lực lượng chức năng làm việc với hộ kinh doanh vi phạm. Ảnh: Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình
Cụ thể, Đội QLTT số 2 đã kiểm
tra Hộ kinh doanh Đinh Văn Cương, địa chỉ tại Tổ dân phố Ghềnh, phường Yên
Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng
phát hiện hộ kinh doanh này đang bày bán:
15 thùng nước cốt dừa nhãn hiệu CHAOKOH (sản phẩm do nước ngoài sản xuất,
loại 1 lít/hộp, mỗi thùng 12 hộp), không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn
gốc hợp pháp. 1.200 lọ kẹo đắng
(loại 150g/lọ) không có nhãn phụ tiếng Việt và không rõ nguồn gốc xuất xứ theo
quy định pháp luật hiện hành.
Lực lượng chức năng xử phạt hộ kinh doanh số tiền 18 triệu đồng.
Đồng thời, buộc tiêu hủy toàn bộ lô hàng vi phạm. Ảnh: Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình
Sau khi xác minh, Đội trưởng Đội
QLTT số 2 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh
doanh Đinh Văn Cương với tổng số tiền 18 triệu đồng, bao gồm: Hành vi kinh doanh thực phẩm không rõ
nguồn gốc xuất xứ; Hành
vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
Đồng thời, cơ quan chức năng đã buộc hộ kinh doanh tiêu hủy
toàn bộ lô hàng vi phạm, với tổng trị giá hàng hóa ước tính 17,25 triệu đồng.
Lực lượng quản lý thị trường và công an tỉnh Ninh Bình vừa phát hiện một xưởng may sản xuất lượng lớn sản phẩm có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu nổi tiếng như Gucci, Dior, Burberry, Dolce & Gabbana... với số lượng lên tới hàng chục nghìn sản phẩm.
Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình đã kiểm tra và xử lý một vụ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc tại huyện Nho Quan, thu giữ 100kg ruốc gà không hóa đơn chứng từ.
Cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình vừa phát hiện cơ sở thẩm mỹ ID Beauty Center tại TP Hoa Lư hoạt động không phép, nhiều nhân viên không có chứng chỉ hành nghề và sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ra quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe do nhiều doanh nghiệp trên cả nước đăng ký.
Bộ Y tế thu hồi toàn quốc sản phẩm kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body do chỉ số chống nắng trên nhãn không đúng với thực tế. Theo luật sư, hành vi này được xác định là buôn bán hàng giả theo quy định pháp luật hiện hành.
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng cao, kéo theo cơn sốt tiêu dùng thực phẩm chức năng (TPCN), đặc biệt là hàng “xách tay”. Thế nhưng phía sau vẻ ngoài hấp dẫn và lời quảng cáo hoa mỹ là một thị trường đầy rủi ro, tiềm ẩn nguy cơ mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng.
Sở Y tế tỉnh Đồng Nai giao Thanh tra Sở Y tế kiểm tra Công ty TNHH thương mại dịch vụ VBGroup (VB Group) của chồng ca sĩ Đoàn Di Băng làm đại diện pháp luật - đơn vị phân phối lô kem chống nắng Hanayuki vừa bị thu hồi.
Trong đợt kiểm tra đột xuất 24 cơ sở kinh doanh dược, thực phẩm và vật tư y tế, lực lượng chức năng tỉnh Điện Biên đã xử phạt hành chính 8 cơ sở vi phạm với tổng số tiền 29 triệu đồng. Nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc buộc phải tiêu hủy.
Sau khi ngâm khoảng 30 phút thì người dân phát hiện có nhiều hạt gạo nở mềm hơi nhớt; dùng 2 ngón tay bóp nhẹ thấy giống như hạt cơm đã chín thông thường.