Nhiều nhà hàng, quán cafe sắp tăng giá trước áp lực chi phí leo thang
Thứ tư, 19/03/2025 11:08 (GMT+7)
Lợi nhuận ngành F&B đang giảm sút do áp lực chi phí tăng cao. Vì vậy, gần một nửa doanh nghiệp F&B dự báo sẽ tăng giá bán sản phẩm trong thời gian tới.
Theo Báo cáo thị trường Kinh doanh Ẩm thực Việt Nam 2024, năm 2025, dự định sẽ có 49,2% doanh nghiệp F&B tại Việt Nam tăng giá sản phẩm để đối phó với áp lực chi phí nguyên vật liệu "leo thang". Sự tăng giá nguyên liệu, lương cơ bản (từ 1/7/2024) cùng chi phí thuê mặt bằng (giá bất động sản tăng) khiến việc điều chỉnh giá bán trở thành giải pháp cần thiết để các doanh nghiệp duy trì biên lợi nhuận, bù đắp chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ. Ngành F&B đang bị "bào mòn" lợi nhuận
Năm 2024, khoảng 44,8% doanh nghiệp F&B cho biết, chi phí nguyên vật liệu đã chiếm hơn 30% giá bán, trong đó, 6,2% doanh nghiệp chi phí nguyên liệu lên đến hơn 50%, ảnh hưởng đến lợi nhuận của sản phẩm.
Ngược lại, chỉ 24,8% doanh nghiệp có chi phí nguyên liệu dưới 20% giá bán, do vậy, áp lực chi phí đầu vào của sản phẩm đang tăng mạnh, buộc các cửa hàng phải tìm cách thích ứng.
Theo biểu đồ tỉ lệ trung bình giá nguyên vật liệu so với giá bán
của các cửa hàng F&B năm 2024, khoảng 6,2% doanh nghiệp chi phí nguyên liệu lên đến hơn 50%. Ảnh màn hình.
Cũng theo báo cáo, giá nguyên vật liệu tăng cao do các yếu tố như lạm phát, chi phí vận chuyển tăng, nguồn cung khan hiếm, biến động tỷ giá và mức lương nhân công tăng...
Một số doanh nghiệp F&B đã tăng giá bán từ 5-15%, tối ưu sản phẩm và định lượng món, tìm nhà cung cấp mới và ứng dụng công nghệ để quản lý chi phí.
Ông Nguyễn Thái Bình, đồng sáng lập Học viện Concepts - VCS cho rằng, doanh nghiệp nên tối ưu chi phí bằng cách đàm phán với nhà cung cấp, điều chỉnh công thức chế biến hoặc định lượng sản phẩm.
Theo ông Minh Phan, Chuyên gia mặt bằng, nhà sáng lập SitePlus, sau Tết Nguyên đán vừa qua, số lượng mặt bằng trống tăng cao do sức mua yếu và chi phí vận hành lớn, buộc nhiều chủ nhà phải linh hoạt và hỗ trợ nhiều hơn cho khách thuê. Tuy nhiên, tại các khu vực đắc địa, giá thuê vẫn giữ nguyên hoặc tăng nhẹ do nguồn cung hạn chế.
Nhìn chung, năm 2025 có thể chứng kiến một đợt điều chỉnh giá sản phẩm trong ngành F&B, nhưng sẽ diễn ra không đồng đều giữa các nhóm doanh nghiệp, tùy thuộc vào quy mô và sức khỏe tài chính của từng đơn vị.
Các chuỗi F&B lớn và doanh nghiệp có tăng trưởng tốt sẽ đi đầu trong việc tăng giá để duy trì biên lợi nhuận. Các doanh nghiệp nhỏ và những đơn vị suy giảm doanh thu có thể trì hoãn tăng giá để tránh mất khách, đặc biệt là trong phân khúc bình dân.
Theo biểu đồ, gần một nửa số doanh nghiệp F&B dự kiến sẽ tăng giá. Ảnh màn hình.
Cụ thể, doanh nghiệp có từ 6 cửa hàng trở lên có tỷ lệ muốn tăng giá trên 53%, trong khi các đơn vị chỉ có 1 cửa hàng có tỷ lệ này chỉ 50,25%. Ngược lại, các quán nhỏ lẻ gặp nhiều rào cản hơn khi tăng giá bán.
Ông Bình cũng cho biết: "Nếu cần thiết phải tăng giá, nên áp dụng chiến lược linh hoạt theo khu vực, nhóm khách hàng và kết hợp nâng cao giá trị sản phẩm nhằm duy trì sự hấp dẫn".
Thêm vào đó, ngành F&B đang đối mặt với khó khăn khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Do vậy, khoảng 50,8% doanh nghiệp quyết định giữ nguyên giá bán để tránh rủi ro mất khách hàng. Tăng giá không cẩn thận và linh hoạt có thể dẫn đến giảm lượng tiêu thụ.
Bất chấp những khó khăn kinh tế, doanh thu ngành F&B tại Việt Nam năm 2024 vẫn đạt khoảng 688.800 tỷ đồng, tăng 16,6% so với năm 2023. Dù doanh thu toàn ngành tăng, không phải doanh nghiệp nào cũng được hưởng lợi.
Cụ thể, khoảng 25,5% doanh nghiệp có doanh thu ổn định, 14,7% ghi nhận tăng trưởng so với năm 2023 nhờ cải tiến sản phẩm và dịch vụ, tuy nhiên, phần lớn số doanh nghiệp này đã gia tăng chi phí bán hàng và đẩy mạnh khuyến mại.
Ngược lại, 34,3% doanh nghiệp gặp khó khăn. Trong đó, 14,3% giảm doanh thu nghiêm trọng (trên 20% so với năm trước), còn 20% giảm nhẹ (5-20%) nhưng vẫn duy trì hoạt động.
Công bố Báo cáo thị trường F&B 2024 cho thấy doanh thu ngành F&B đạt 688,8 nghìn tỷ đồng. Riêng doanh thu cửa hàng đồ uống toàn quốc ước tính đạt 118.262 tỷ đồng, tương đương 324 tỷ đồng/ngày.
Một bữa brunch (bữa ăn giữa bữa sáng và bữa trưa) sang trọng với mì Ý, các loại salad hay dimsum tại các quán brunch nổi tiếng ở Hà Nội đang trở thành lựa chọn lý tưởng cho ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
Hành vi vứt bỏ thực phẩm chức năng, thuốc bổ, siro trẻ em, mỹ phẩm... tràn lan ngoài đường, bãi đất trống và cả bãi rác công cộng có thể vi phạm nghiêm trọng pháp luật, thậm chí đối diện án tù nếu xác định đây là vật chứng trong vụ án hàng giả.
Chỉ vài chục nghìn đồng cho một can nước giặt 3 - 5 lít, người tiêu dùng tưởng mình “hời to” nhưng có thể đang vô tình đưa chất độc vào chính gia đình mình.
Nhiều phụ huynh bày tỏ sự phẫn nộ, cay đắng và lo lắng cho con mình, khi đã sử dụng sản phẩm sữa giả HIUP trong thời gian dài, với chi phí không hề rẻ.
Lực lượng chức năng tỉnh Sơn La vừa phát hiện xe khách tuyến Hà Nội - Điện Biên vận chuyển gần 500kg sản phẩm động vật đã bốc mùi hôi thối, không có giấy kiểm dịch, đe dọa nghiêm trọng đến an toàn thực phẩm.
Sau hàng loạt thông cáo đính chính, lên tiếng phủ nhận liên quan đến vụ sữa bột giả, Công ty ALAMA - đơn vị sở hữu bản quyền và phân phối sữa dinh dưỡng HIUP vẫn không thể thoát khỏi vòng pháp lý.
Vụ sữa bột HIUP giả gây chấn động khi Bộ Công an khởi tố loạt lãnh đạo doanh nghiệp liên quan đường dây sản xuất, tiêu thụ hàng giả trị giá gần 6.700 tỷ đồng. Hệ sinh thái tinh vi, quảng cáo rầm rộ, nhiều bất ngờ dần lộ diện.
Tối 19/6, TikToker Võ Hà Linh đăng tải hình ảnh thư mời tham dự hội nghị sơ kết chương trình hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa - phát động chương trình tích xanh trách nhiệm thương mại điện tử.