Người tiêu dùng có quyền khởi kiện khi mua phải thực phẩm bẩn
Thứ bảy, 18/01/2025 14:59 (GMT+7)
Người tiêu dùng có quyền khởi kiện và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu mua phải thực phẩm kém chất lượng, hoặc không rõ nguồn gốc gây tổn thất.
Nhiều vi phạm nghiêm trọng bị phanh phui
Trong bối cảnh Tết Nguyên đán đang đến gần, nhu cầu tiêu thụ
thực phẩm tăng cao, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lại một lần nữa trở thành
mối quan ngại lớn. Hàng loạt vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm đã bị phanh
phui, khiến người tiêu dùng không khỏi bất an.
Một trong những vụ việc gây xôn xao dư luận thời gian qua là
cơ sở sản xuất bánh cốm Nguyên Ninh (số 11 Hàng Than, Hà Nội) bị phạt 40 triệu
đồng do mắc 4 sai phạm về an toàn thực phẩm.
Cơ sở này hoạt động trong khu bếp gia đình xuống cấp, nền
nhà ẩm mốc, cống rãnh hở đầy rác thải, quần áo phơi trong khu chế biến. Dụng cụ
sản xuất bẩn, nhà vệ sinh sát khu sơ chế, xuất hiện côn trùng và phân động vật.
Cơ sở này đã bị tạm dừng hoạt động sau khi các đoàn kiểm tra phát hiện.
Công an tỉnh Đắk Lắk bắt quả tang Công ty TNHH Thương mại Lâm Đạo dùng chất cấm ủ giá đỗ. Ảnh: Cao Nguyên
Một vụ việc khác, càng làm gia tăng mối lo ngại về thực phẩm
không an toàn là vụ các đối tượng tại Đắk Lắk, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an
tỉnh đã đồng loạt kiểm tra sáu cơ sở sản xuất giá đỗ trên địa bàn thành phố
Buôn Ma Thuột. Trong đó, có hai cơ sở của đối tượng Lâm Văn Đạo sinh năm 1990,
trú tại xã Ea Tu; hai cơ sở của đối tượng Vũ Duy Tư sinh năm 1991; một cơ sở của
Nguyễn Văn Quynh sinh năm 1973 và một cơ sở của Nguyễn Văn Hảo sinh năm 1988
cùng ở phường Tân Hòa, thành phố Buôn Ma Thuột.
Các đối tượng đã dùng hóa chất độc hại 6-Benzylaminopurine để
sản xuất giá đỗ, gây nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe như dị tật thai nhi, thậm
chí tử vong. Lực lượng chức năng đã khởi tố 4 bị can và thu giữ 2.900 tấn giá đỗ
nhiễm độc.
Hai vụ việc trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm về thực
phẩm bẩn. Nỗi lo ngày càng lớn khi nhiều người tiêu dùng tự hỏi, nếu mua phải
thực phẩm kém chất lượng, họ có quyền khởi kiện đòi bồi thường không? Mức bồi
thường được tính thế nào? Những câu hỏi này đang day dứt giữa bối cảnh an toàn
thực phẩm trở thành mối quan ngại chung.
Người tiêu dùng được bồi thường như thế nào?
Trao đổi với PV, Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Giám đốc
Công ty Luật Thiện Duyên (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho biết: “Người tiêu
dùng hoàn toàn có quyền khởi kiện nếu mua phải hàng giả, hàng nhái, hoặc sản phẩm
không rõ nguồn gốc, gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, hay tính mạng.”
Theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 (Khoản 5, Điều
4), người tiêu dùng có quyền yêu cầu bồi thường khi sản phẩm có khuyết tật,
không đảm bảo chất lượng hoặc vi phạm cam kết của người bán. Bộ luật Dân sự
2015 (Điều 608) cũng quy định, các tổ chức, cá nhân kinh doanh gây thiệt hại phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thực tế.
Để bảo vệ quyền lợi, Luật sư Hùng hướng dẫn người tiêu dùng
cần: Người tiêu dùng cần liên hệ bên bán hàng để yêu cầu đổi, hoàn tiền hoặc bồi thường; Báo cáo cơ
quan chức năng như quản lý thị trường hoặc công an. Bên cạnh đó, cũng cần thu
thập các bằng chứng liên quan, gồm hóa đơn, sản phẩm, và thiệt hại thực tế, để
làm căn cứ nếu khởi kiện.
Trong khi vụ việc kho hàng không rõ nguồn gốc trị giá hơn 20 tỷ đồng đang bị điều tra, tài khoản mạng xã hội Mailystyle vẫn livestream bán mỹ phẩm, thực phẩm chức năng trên mạng xã hội.
Luật sư Hoàng Văn Hà nhận định, vi phạm tại cơ sở bánh cốm Nguyên Ninh có thể bị phạt tiền, đình chỉ hoạt động hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.
Từ những đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả quy mô lớn đến các thủ đoạn tinh vi nhằm qua mặt cơ quan chức năng, các đối tượng buôn bán thuốc giả ngày càng táo tợn.
Chưa đầy một ngày giao dịch, giá vàng trong nước liên tục thiết lập mức kỷ lục, tăng 7 triệu đồng/lượng với vàng miếng và gần 8 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn. Giá vàng miếng được nhiều công ty niêm yết ở mức 115 triệu đồng/lượng.
Gần 600 loại sữa giả bị phanh phui: Người nổi tiếng tiếp tay, niềm tin người tiêu dùng bị đánh cắp, trẻ em và người bệnh đối mặt nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi công văn số 754/ATTP–NĐTT gửi Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, đề nghị kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến hoạt động quảng cáo sản phẩm thực phẩm bổ sung Nutri Brain IQ.
Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật, gây hiểu lầm như thuốc chữa bệnh. Động thái này diễn ra sau loạt phản ánh về quảng cáo vi phạm và vụ án gần 600 loại sữa giả.
Trước lo ngại về đường dây sản xuất, kinh doanh gần 600 loại sữa giả vừa bị phát hiện, Bộ Y tế khẳng định đẩy mạnh hậu kiểm, siết chặt quản lý công bố sản phẩm.