Bắt quả tang chồng ngoại tình nhờ bàn chải đánh răng điện
Một phụ nữ đã phát hiện chồng ngoại tình chỉ nhờ dữ liệu từ... bàn chải đánh răng điện trong nhà.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Các chuyên gia y tế tại Singapore cho biết, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi tại nước này gặp vấn đề về tim mạch.
Theo ước tính của các nhà nghiên cứu thuộc Hệ thống Y tế Đại học Quốc gia Singapore (NUHS), số ca đau tim tại Singapore đang có xu hướng tăng nhanh và được dự báo sẽ tăng gần gấp 3 lần từ 480 ca trên 100.000 dân trong năm nay lên đến 1.400 ca vào năm 2050.
Trường hợp của anh Alvin Mercado, 37 tuổi là một ví dụ điển hình. Khi đang cùng con gái đến khám bệnh tại phòng khám gia đình, anh bất ngờ lên cơn đau tim lần đầu tiên với triệu chứng có “cảm giác đè nặng như nghiền ép ở ngực, tê từ cổ xuống cánh tay trái và không thể thở được”.
Anh được đưa đến bệnh viện khẩn cấp để đặt stent (ống thông động mạch) cứu sống. Tuy nhiên, chỉ 9 tháng sau vào giữa năm 2024, anh tiếp tục trải qua cơn đau tim thứ hai dù đã thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh. Hiện anh đang tham gia chương trình phục hồi tim mạch.
Số liệu từ Cơ quan đăng ký nhồi máu cơ tim Singapore cho thấy, số ca đau tim đã tăng từ khoảng 8.000 ca vào năm 2011 lên hơn 12.000 ca vào năm 2021. Bệnh tim mạch hiện là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Singapore, chiếm gần 1/3 số ca tử vong trong năm 2023.
Tiến sĩ Ching Chi Keong, bác sĩ tim mạch cố vấn cao cấp tại NHCS, chia sẻ với CNA rằng, số người trên 50 tuổi mắc bệnh tăng huyết áp, cholesterol cao và tiểu đường đã tăng lên trong những năm qua. Đây là những yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim, trong đó phổ biến nhất là bệnh động mạch vành.
Tiến sĩ Ching nói thêm: “May mắn thay, không phải tất cả bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành đều ở dạng nghiêm trọng dẫn đến đau tim hoặc tử vong đột ngột, nhưng việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ này là hết sức thận trọng”.
Bác sĩ cũng cho biết, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi gặp vấn đề về tim, trong đó những trường hợp như anh Mercado bị đau tim khi dưới 40 tuổi thường có tiền sử hút thuốc và gia đình có người mắc bệnh tim.
Anh Mercado thừa nhận đã phớt lờ các dấu hiệu cảnh báo như đau tức ngực, tê tay và đổ mồ hôi lạnh vì cho rằng đó là mệt mỏi nhất thời. “Chúng ta thường bỏ qua triệu chứng vì nó biến mất sau vài phút nhưng đó là điều nguy hiểm”, TS Ching cảnh báo.
Ông cũng lưu ý các triệu chứng như đau ngực, khó thở có thể dẫn đến ngất xỉu đột ngột nếu không xử lý kịp thời.
Thống kê cho thấy khoảng 2% dân số Singapore mắc rối loạn nhịp tim – một tình trạng có thể dẫn đến đột quỵ hoặc suy tim nếu không được chẩn đoán sớm.
TS Ching khuyên mọi người nên đo điện tâm đồ (ECG) nếu có triệu chứng rối loạn nhịp tim, hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ trước khi tập thể dục nặng.
“Ngay cả khi không có triệu chứng, bạn cũng nên đi khám bác sĩ định kỳ, đặc biệt nếu gia đình có tiền sử bệnh tim”, ông nói thêm.
Ông cũng khuyến khích người dân sử dụng đồng hồ thông minh hoặc thiết bị đeo tay có chức năng đo nhịp tim để bác sĩ có thêm dữ liệu tham khảo.
Gần đây, một nam thanh niên 23 tuổi tử vong tại giải chạy 2XU khiến dư luận xôn xao. Trước đó, trong các kỳ Marathon Singapore năm 2011 và 2016, hai người trẻ 22 và 28 tuổi cũng đã tử vong sau khi về đích do đột ngột lên cơn đau tim.
Tiến sĩ Ching cho biết: “Đối với những cá nhân có nguy cơ tử vong đột ngột do gắng sức, chúng tôi phát hiện ra rằng, bệnh động mạch vành vẫn là một trong những nguyên nhân chính. Nhưng cũng có những tình trạng tim hiếm gặp khác có thể dẫn đến tử vong đột ngột do gắng sức quá mức, chẳng hạn như cơ tim dày lên bất thường – một tình trạng gọi là bệnh cơ tim phì đại”.
Tiến sĩ Ching cho biết thêm, việc uống không đủ nước khi chạy marathon cũng có thể “gây ra tình trạng bệnh lý hoặc bệnh tim khác, dẫn đến tử vong đột ngột do tim".
Quỹ Tim mạch Singapore (SHF) ghi nhận có hơn 3.000 người tham gia các chương trình phục hồi tim trong năm qua, tăng 15% so với năm 2021. SHF cũng đẩy mạnh đào tạo sơ cứu tim mạch (CPR) và sử dụng máy khử rung tim tự động (AED).
“Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân giảm 10% mỗi phút nếu không được cấp cứu”, GS Tan Huay Cheem, Chủ tịch SHF nhấn mạnh. Từ tháng 4 năm ngoái đến tháng 3 năm nay, hơn 15.000 người đã được đào tạo CPR – AED, tăng gần 80% so với năm trước.
GS Tan khẳng định AED là thiết bị dễ sử dụng và có thể giảm tỷ lệ tử vong hơn 50% nếu được sử dụng kịp thời cùng CPR.
Hiện Singapore có khoảng 12.000 thiết bị AED, trong đó cứ hai tòa nhà ở công cộng lại có một AED ở sảnh thang máy. Mỗi thiết bị có giá khoảng 2.000 SGD.
Giáo sư Tan lưu ý rằng tổ chức này cũng nhấn mạnh đến việc phòng ngừa thông qua giáo dục - không chỉ với người lớn mà còn ở cấp độ trường học với trẻ nhỏ. Ông cho biết: “Mặc dù căn bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến người cao tuổi, nhưng không có nghĩa là cơn đau tim không thể xảy ra ở người trẻ tuổi”.
Sau hai lần thoát chết, anh Alvin Mercado cho biết giờ đây anh muốn nâng cao nhận thức cho cộng đồng, đặc biệt là người trẻ. “Tôi từng nghĩ đau tim chỉ xảy ra với người 50–60 tuổi, không phải với tôi. Nhưng giờ tôi hiểu mình chỉ có hai lựa chọn: ngồi than khóc, hoặc đứng dậy và hành động. Tôi nhìn vào gia đình, và biết mình cần phải thay đổi. Đây là bước ngoặt cuộc đời tôi”, anh chia sẻ.