Vờ làm hàng xóm tốt, kẻ ấu dâm lắp camera ẩn thu thập ảnh 'nóng'
Một người mẹ đơn thân đã bị người hàng xóm 56 tuổi lợi dụng lòng tin để quay lén, thu thập hình ảnh nhạy cảm của cô và hai con nhỏ bằng camera giấu kín.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Những phát ngôn của luật sư Chia Boon Teck về một bản án hiếp dâm đã gây phẫn nộ vì mang tính đổ lỗi cho nạn nhân.
Nạn nhân của các vụ trộm thường bị hỏi liệu họ có bất cẩn khi để đồ đạc mà không trông coi. Nạn nhân bị lừa đảo thường bị trách là quá nhẹ dạ, cả tin. Ngay cả trong các vụ án tình dục, một số người vẫn cho rằng, nạn nhân cũng có lỗi khi chất vấn hoàn cảnh và hành động của nạn nhân trong vụ việc.
"Người phụ nữ đó cũng không phải là cô gái ngây thơ gì cho lắm" - Đó là một số trong những phát ngôn gây tranh cãi của luật sư Chia Boon Teck đưa ra sau khi cựu diễn viên người Singapore Lev Panfilov bị kết tội hiếp dâm một người phụ nữ anh ta quen qua ứng dụng hẹn hò Tinder.
Những phát biểu của ông Chia bị đông đảo dư luận xem là đổ lỗi cho nạn nhân bị hiếp dâm, gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ từ công chúng, bao gồm cả giới luật sư và các tổ chức bảo vệ quyền phụ nữ. Hội Luật sư Singapore đã yêu cầu ông từ chức phó chủ tịch. Ngay cả Bộ trưởng Nội vụ và Luật pháp Singapore K Shanmugam cũng lên tiếng cho rằng “việc bêu riếu và đổ lỗi cho nạn nhân là vượt quá giới hạn”.
Tuy nhiên, vẫn có những người trên diễn đàn trực tuyến đồng tình rằng ông Chia chỉ đặt ra những “câu hỏi hợp lý”. Tuy nhiên, sai lầm của ông là vì đã phát biểu công khai với tư cách một luật sư cấp cao.
Ông Shanmugam lưu ý rằng, xã hội cần bảo vệ phụ nữ trong các vụ tấn công tình dục nhưng điều đó không có nghĩa là mọi cáo buộc từ phụ nữ đối với đàn ông đều được chấp nhận một cách vô điều kiện. Trên thực tế đã từng có những trường hợp tố cáo sai hoặc bịa đặt.
Việc bảo vệ bản thân trước cáo buộc tấn công tình dục thường yêu cầu bị cáo phải chất vấn người tố cáo. Điều này tất yếu sẽ liên quan đến việc hỏi về hoàn cảnh xảy ra vụ việc và hành động của người tố cáo lúc đó.
Tuy nhiên, đổ lỗi cho nạn nhân bị hiếp dâm mang lại hậu quả nghiêm trọng. Điều này khiến nạn nhân (thường là phụ nữ) ngần ngại báo cáo các vụ tấn công tình dục. Chỉ có 3 trong số 10 người sống sót sau bạo lực tình dục tại Trung tâm Hỗ trợ Tấn công Tình dục của Singapore nộp đơn tố cáo chính thức. Đổ lỗi cho nạn nhân cũng thường gây ra chấn thương tâm lý lại, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hồi phục và điều trị.
Làm thế nào để bị cáo đặt những câu hỏi cần thiết mà không bị coi là đổ lỗi cho nạn nhân bị hiếp dâm? Nói cách khác, ranh giới giữa bảo vệ bản thân và đổ lỗi cho nạn nhân ở đâu? Tòa án đã thừa nhận rằng việc cân bằng giữa quyền được xét xử công bằng của bị cáo và việc bảo vệ quyền lợi của người tố cáo là điều không dễ dàng.
Trước tiên, cần hiểu rõ các quy định về loại câu hỏi có thể được phép trong quá trình đối chất. Theo luật, các câu hỏi nhằm kiểm tra độ chính xác, tính trung thực hoặc độ tin cậy của lời khai là được phép. Các câu hỏi mang tính khiêu dâm, xúc phạm hoặc nhằm mục đích chọc tức sẽ bị cấm.
Trong các phiên tòa xét xử tội phạm tình dục, trừ khi được tòa cho phép đặc biệt, các câu hỏi liên quan đến hành vi tình dục, "lịch sử tình dục" của người tố cáo đều bị cấm.
Các câu hỏi có liên quan đến vụ án vẫn được phép ngay cả khi chúng khiến người tố cáo cảm thấy không thoải mái. Những câu hỏi như vậy không được coi là đổ lỗi cho nạn nhân.
Việc một câu hỏi có vượt quá ranh giới hay không hoàn toàn phụ thuộc vào tính liên quan với lời bào chữa của bị cáo.
Trong vụ của Panfilov, tòa cho rằng có thể đặt ra một số câu hỏi như luật sư Chia đã đề cập. Ví dụ, luật sư của Panfilov đưa ra một số điểm về lời khai của nạn nhân, như việc cô đưa địa chỉ nhà cho Panfilov để gọi xe đưa về sau sự việc. Tuy nhiên, tòa cho rằng nạn nhân đã có giải thích hợp lý cho tình tiết này.
Đổ lỗi cho nạn nhân không mang lại lợi ích cho bị cáo thậm chí còn gây hại. Nếu bị kết án, tòa có thể xét đến cách ứng xử của bị cáo trong phiên tòa để quyết định mức án. Bị cáo có hành vi biện hộ vô căn cứ, xúc phạm hoặc cố tình làm nhục nạn nhân có thể bị coi là không ăn năn, có thể sẽ bị tuyên mức án nặng hơn.
Luật sư bào chữa cũng nên tránh đặt ra những câu hỏi có tính chất đổ lỗi vì họ có thể bị kỷ luật nếu vượt quá giới hạn.
Năm 2018, một luật sư đã bị đình chỉ hành nghề 5 năm vì hành vi “tàn nhẫn và làm nhục” trong một vụ án quấy rối tình dục. Ông này cho rằng phụ nữ mặc áo hở cổ dễ trở thành mục tiêu bị sàm sỡ, yêu cầu nạn nhân đứng lên ngồi xuống để đánh giá mức độ hấp dẫn. Tòa án cho rằng, những câu hỏi này chỉ nhằm làm nhục nạn nhân.
Hệ thống tư pháp đã thực hiện một số biện pháp để tránh gây nhạy cảm cho nạn nhân như giao các vụ án tình dục cho các thẩm phán được đào tạo đặc biệt. Họ cũng quyết định những loại câu hỏi nào được phép dùng trong phiên tòa. Tuy nhiên, luật pháp vẫn phải đảm bảo cân bằng quyền lợi của bị cáo và bảo vệ nạn nhân.