Khánh Hòa: Giả mạo tên quán nổi tiếng, nhà hàng hải sản bị kiểm tra, lộ hàng loạt sai phạm
Chủ nhật, 27/07/2025 08:30 (GMT+7)
Một quán hải sản ở đường Trần Phú (TP Nha Trang, Khánh Hoà) bị kiểm tra sau khi du khách phản ánh "nhái tên" nhà hàng nổi tiếng. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện nhiều sai phạm từ biển hiệu, phòng cháy đến nợ thuế, dấu hiệu “lừa dối người tiêu dùng”.
Ngày 26/7, tin từ UBND phường Nha
Trang, Khánh Hoà cho biết, lực lượng chức năng vừa bất ngờ kiểm tra quán hải
sản Thạnh Sương trên đường Trần Phú, không chỉ phát hiện những biểu hiện vi
phạm trong kinh doanh mà còn ghi nhận hàng loạt dấu hiệu đáng báo động về việc
cố tình "giả mạo thương hiệu", gây nhầm lẫn cho du khách.
Quán hải sản Thạnh Sương vi phạm trong kinh doanh cùng hàng loạt dấu hiệu đáng báo động về việc cố tình "giả mạo thương hiệu", gây nhầm lẫn cho du khách. Ảnh: UBND phường Nha Trang
Theo ông Trần Xuân Tây - Chủ tịch UBND
phường Nha Trang, việc kiểm tra được tiến hành ngay sau khi phường tiếp nhận
phản ánh từ một du khách về tình trạng “nhái tên” nhà hàng Thanh Sương, một
thương hiệu hải sản lâu đời và được nhiều người biết đến tại thành phố biển.
Du khách cho biết, trên bảng hiệu,
quán Thạnh Sương cố tình làm mờ số 102 Trần Phú và thay bằng số 15, vốn là địa
chỉ trùng với một chi nhánh của quán Thanh Sương thật. Thủ thuật này khiến
không ít người lầm tưởng đây là chi nhánh chính hãng của quán nổi tiếng.
Chưa dừng lại ở đó, vị khách này còn
tố tài xế taxi và xích lô đã “nhiệt tình” đưa họ đến nhầm địa chỉ. “Tôi nói rõ
muốn đến quán Thanh Sương, nhưng tài xế lại đưa tôi đến đây và nói: ‘Đúng rồi,
quán đây mà’. Khi phát hiện bị nhầm, tôi rất bức xúc nhưng cũng không biết phải
xử lý thế nào”, người này chia sẻ.
Đoàn liên ngành kiểm tra quán ăn tại số 102 Trần Phú. Ảnh: UBND phường Nha Trang
Khi đoàn kiểm tra có mặt, chủ quán
vắng mặt, chỉ có một người đại diện tiếp. Qua kiểm tra nhanh, lực lượng chức
năng phát hiện quán Thạnh Sương
không treo đầy đủ biển hiệu theo giấy
phép kinh doanh, giấy chứng nhận
an toàn thực phẩm không đầy đủ theo số lượng nhân viên, chưa xuất trình được hồ sơ phòng cháy chữa
cháy. Đặc biệt, bình chữa cháy
tại chỗ đã hư hỏng, không sử dụng được.
Giới chức địa phương nhận định, quán
có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng khi “cung cấp thông tin sai lệch, không đầy
đủ và không chính xác theo quy định”. Ngoài ra, cơ sở này đang nợ thuế và tiền
chậm nộp hơn 61 triệu đồng.
UBND phường Nha Trang khẳng định sẽ
tiếp tục rà soát thêm các sai phạm của quán Thạnh Sương để có cơ sở xử lý theo
đúng quy định pháp luật.
Thực tế, đây không phải lần đầu quán
hải sản Thạnh Sương bị “lên sóng”. Hồi tháng 3/2024, nơi này từng bị một số
khách phản ánh có hành vi chặt chém,
quảng cáo sai sự thật. Sau kiểm tra, thành phố Nha Trang (trước sáp
nhập) đã xử phạt cơ sở này hơn 34 triệu đồng với các lỗi như: quảng cáo không bằng tiếng Việt, biển hiệu không đúng nội dung đăng ký kinh
doanh, niêm yết giá không rõ
ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Nhà hàng hải sản Thanh Sương là một
trong những thương hiệu ẩm thực quen thuộc tại Nha Trang, có nhiều chi nhánh
được công khai trên website. Tuy nhiên, nhiều người dân địa phương xác nhận đã
có tình trạng quán "ăn theo tên tuổi", lập ra những thương hiệu gần
giống như Thanh Sương, Thạnh Sương, khiến không ít du khách rơi vào cảnh
"tiền mất, bực mang".
Một số tài xế taxi, xe điện hoặc xích
lô cũng bị phản ánh “bắt tay” với các quán này, dẫn khách nhầm địa điểm với lời
giới thiệu có vẻ tin tưởng.
Một doanh nghiệp tại Hưng Yên vừa bị xử phạt hành chính 180 triệu đồng vì hành vi sản xuất hàng loạt sản phẩm tẩy rửa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng như D-nee, Hygiene và Tauau. Toàn bộ tang vật buộc phải tiêu hủy theo quy định pháp luật.
Một xưởng sản xuất mỹ phẩm giả quy mô lớn, tiêu thụ hàng trăm nghìn đơn hàng qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee và TikTok Shop vừa bị Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang triệt phá.
Đội QLTT số 4 thuộc Cục QLTT thành phố Đà Nẵng tiến hành kiểm tra đột xuất và xử phạt 24.000.000 đồng đối với 02 cửa hàng tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng có hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Bộ Y tế vừa chính thức yêu cầu tạm dừng lưu thông sản phẩm Viên nén sủi Apiroca-B, sau khi phát hiện hàm lượng vitamin B2 trong sản phẩm vượt quá giới hạn an toàn.
Bức tranh thương mại điện tử Việt Nam nửa đầu năm 2025 đang ghi nhận một nghịch lý thú vị: Sức mua tăng vọt nhưng số lượng nhà bán lại giảm. Mọi ánh nhìn giờ đây đang đổ dồn về TikTok Shop, cái tên đang âm thầm “lật bàn cờ” ngành mua sắm trực tuyến.
Giữa lúc thị trường mỹ phẩm đang vào mùa cao điểm, lực lượng chức năng Hà Nội bất ngờ phát hiện một lô lớn mặt nạ dưỡng da nhập lậu, với tổng số lượng lên tới 15.000 sản phẩm. Toàn bộ đều không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ và được xác định là hàng lậu.
Ngày 24/7, tin từ Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, mới đây, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với ông Chu Bá Hiện - chủ hộ kinh doanh mỹ phẩm tại phường Việt Yên, sau khi phát hiện ông này đang buôn bán hơn 2.200 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
8 sản phẩm mỹ phẩm của Công ty TNHH Thương mại Vạn Minh vừa bị Cục Quản lý Dược thu hồi số tiếp nhận do vi phạm công thức và ghi nhãn sai sự thật. Công ty này cũng bị tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ công bố mới.
Một loại thuốc trị hen suyễn phổ biến mang nhãn Theophylline 100mg vừa bị phát hiện là thuốc giả, hàm lượng dược chất chỉ đạt chưa tới 20% so với tiêu chuẩn. Cục Quản lý Dược cảnh báo khẩn, yêu cầu thu hồi toàn quốc, truy tìm tận gốc lô hàng nguy hiểm này.