Một đoạn video ghi lại cảnh một nữ thực khách vô tư dùng muôi chung để nếm chè tại quầy buffet khiến cộng đồng mạng xôn xao. Hành vi này dấy lên tranh cãi về ý thức khi ăn buffet và trách nhiệm của nhà hàng trong việc đảm bảo vệ sinh.
Làm lây lan dịch bệnh có thể xử lý hình sự
Ngày
11/3, trên một diễn đàn mạng xã hội, đoạn video ghi lại cảnh một nữ thực khách
tại một nhà hàng buffet ở TP HCM dùng muôi chung để nếm chè trước khi múc vào bát của mình đã
thu hút hơn 2,1 triệu lượt xem.
Hình
ảnh từ video cho thấy vị khách tiến đến quầy tráng miệng, nơi có các món chè và
trái cây. Thay vì múc chè vào bát rồi dùng thìa cá nhân để thử, người này trực
tiếp dùng muôi chung nếm rồi tiếp tục sử dụng chiếc muôi đó để lấy đồ ăn. Hai
thực khách đứng gần đó tỏ ra e ngại và nhanh chóng rời đi.
Nữ thực khách lấy muôi dùng chung để nếm thử đồ ăn khiến hai người đứng gần đó tỏ ra e ngại và nhanh chóng rời đi. Ảnh cắt từ clip
Ngay
sau khi được chia sẻ, đoạn video nhận về hàng trăm nghìn bình luận. Nhiều ý kiến
cho rằng hành động này có thể làm lây lan vi khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe của
những người khác. Một số ý kiến đề xuất các nhà hàng cần có biện pháp nhắc nhở
khách hàng tuân thủ quy tắc vệ sinh khi ăn buffet.
“Dùng
muôi chung để nếm không chỉ mất vệ sinh mà còn có nguy cơ lây truyền bệnh. Mỗi
thực khách cần có ý thức bảo vệ sức khỏe chung”,
một người dùng mạng xã hội bình luận.
Bên
cạnh những ý kiến phản đối, một số người cho rằng đây có thể là thói quen nếm
thử đồ trước khi ăn của vị khách, nhưng không phù hợp khi dùng dụng cụ chung.
Theo
tìm hiểu, vụ việc xảy ra vào ngày 10/3 tại một chi
nhánh của chuỗi buffet hải sản Poseidon tại quận Bình Thạnh, TP HCM.
Luật
sư Hoàng Văn Hà (Giám đốc Công ty luật ARC) nhận định, hành vi dùng muôi chung để nếm đồ ăn tại buffet có thể
vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo Luật An toàn thực phẩm
2010, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh trong
quá trình phục vụ khách hàng.
“Trong
trường hợp này, nhà hàng có trách nhiệm Nhà hàng có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn thực khách về các quy tắc sử
dụng đồ ăn, bao gồm việc không dùng chung muôi để nếm thử hoặc ăn trực tiếp từ
các khay thực phẩm chung. Cần có biện pháp kiểm
soát, ví dụ: Biển cảnh báo, nhắc nhở từ nhân viên, giám sát camera hoặc bố trí
nhân viên theo dõi tại các quầy đồ ăn. Nếu xảy ra sự cố liên quan đến an
toàn thực phẩm, nhà hàng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
toàn thực phẩm”, luật sư Hà phân tích.
Ngoài
ra, luật sư cũng nhấn mạnh ý thức của thực khách đóng vai trò quan trọng trong
việc duy trì môi trường ăn uống an toàn. Nếu hành vi gây nguy cơ lây lan dịch bệnh có thể bị phạt hành chính từ
1.000.000 - 3.000.000 đồng. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng (Ví dụ: Làm lây lan dịch
bệnh nguy hiểm), có thể bị xử lý hình sự theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015 với
mức phạt tù từ 1 năm đến 12 năm.
Tranh cãi về văn hóa ăn buffet
Sự việc lần này không phải là trường hợp đầu tiên gây tranh cãi về
ý thức của thực khách khi ăn buffet. Trước đó, nhiều vụ việc tương tự đã xảy ra. Đầu tháng 3, một video ghi lại cảnh thực khách xô đẩy để lấy cua
hấp tại một nhà hàng buffet khiến nhiều người so sánh cảnh tượng này như “đánh
trận” giành đồ ăn.
Thực khách xô đẩy để lấy cua hấp tại một nhà hàng buffet khiến nhiều người so sánh cảnh tượng này như “đánh trận” giành đồ ăn. Ảnh cắt từ clip
Trước đó, tháng 1/2024, một thực khách tại Hà Nội bị phát hiện mang 10kg hải
sản ra khỏi nhà hàng buffet. Trước đó, tháng 12/2023, hai thực khách cũng bị
phát hiện lén lấy hơn 4kg hải sản khi dùng bữa tại một nhà hàng ở Nguyễn Chí
Thanh, Hà Nội.
Sự
việc thực khách dùng muôi chung để nếm chè tại buffet tiếp tục làm dấy lên
tranh luận về ý thức ăn uống nơi công cộng và trách nhiệm của nhà hàng trong việc
kiểm soát hành vi thực khách.
Theo
các chuyên gia về ngành dịch vụ ăn uống, nhà hàng buffet cần có quy trình kiểm
soát chặt chẽ hơn để đảm bảo vệ sinh và trật tự. Một số biện pháp có thể áp dụng
bao gồm: Lắp đặt biển báo nhắc nhở thực khách về quy tắc vệ sinh khi lấy đồ
ăn; Bố trí nhân viên giám sát và can thiệp khi phát hiện hành vi không
phù hợp; Cung cấp các dụng cụ lấy đồ riêng, tránh dùng chung muôi, thìa để
nếm thử; Áp dụng các biện pháp xử lý đối với những trường hợp vi phạm
nghiêm trọng.
Một
chuyên gia ngành dịch vụ ăn uống nhận định, nhà hàng buffet có lượng khách
đông, nên cần có quy định rõ ràng và giám sát tốt để tránh các tình huống ảnh
hưởng đến vệ sinh chung. Việc sử dụng muôi, thìa chung sai cách có thể làm lây
lan vi khuẩn, gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
Nguy cơ mất an toàn thực phẩm từ chợ online cuối năm: Trong guồng quay bận rộn ngày Tết, nhiều chị em chọn mua thực phẩm trực tuyến, đặt trọn niềm tin vào người bán hàng mà ít kiểm chứng nguồn gốc.
Toàn bộ thực phẩm không rõ nguồn gốc chủ yếu là xúc xích, thịt bò khô và bánh kẹo các loại được để trà trộn cùng với một số mặt hàng thực phẩm có giấy tờ.
Lực lượng QLTT Hà Nội phát hiện kho hàng chứa hơn 14.000 sản phẩm dệt kim nghi giả mạo thương hiệu lớn như Adidas, Nike, MLB tại xã La Phù, huyện Hoài Đức.
Mới đây, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm huyện Lộc Bình (tỉnh Lạng Sơn) đã ra quân triển khai kiểm tra các cơ sở dịch vụ ăn uống trong khuôn khổ “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025.
Sữa Hikid bị yêu cầu kiểm tra vì quảng cáo sai quy định như “số 1 chiều cao”, "100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi". Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, thổi phồng sản phẩm sữa Hikid.
Giữa làn sóng dư luận tranh cãi về việc nghệ sĩ quảng cáo quá đà, phát ngôn của Đoàn Di Băng về viên kẹo rau củ tiếp tục thu hút chú ý. Sản phẩm được cho là có liên quan đến Công ty Lô Hội – đơn vị vừa chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định.