Những nhà băng nào có lãi nghìn tỷ đồng quý II?
Các ngân hàng được kỳ vọng tăng trưởng trên 30% về lợi nhuận sau thuế, cao nhất trong nhóm các nhà băng gồm VPBank, VietinBank và Eximbank.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Biến động thượng tầng và đấu đá ngầm giữa các cổ đông lớn đã khiến Ngân hàng Eximbank rơi vào khủng hoảng trong hơn một thập kỷ. Sự xuất hiện mới đây của Gelex với tư cách là cổ đông lớn duy nhất được kỳ vọng sẽ làn gió mới đưa ngân hàng này về lại vị thế vốn có.
Theo thông tin vừa công bố của Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - Mã: EIB), ông Nguyễn Hoàng Hải sẽ rời ghế quyền Tổng giám đốc từ ngày 1/7.
Cũng ngày 1/7, HĐQT Eximbank đã bổ nhiệm ông Trần Tấn Lộc - Phó tổng giám đốc Ngân hàng giữ chức quyền Tổng giám đốc.
Đồng thời, chiều 30/6, Eximbank cũng công bố các quyết định thông qua việc bổ nhiệm nhân sự cấp cao. Theo đó, HĐQT Eximbank đã bầu bà Phạm Thị Huyền Trang, thành viên HĐQT giữ chức Phó chủ tịch thường trực HĐQT Ngân hàng Eximbank (nhiệm kỳ 2025-2030), kể từ 30/6.
HĐQT Eximbank cũng thông qua việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hòa giữ chức vụ Phó tổng giám đốc Ngân hàng kể từ ngày 1/7, với thời hạn bổ nhiệm trong vòng 1 năm.
Ngày 24/6, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận cho Eximbank thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, từ Tòa nhà Vincom Center (số 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM) đến trụ sở mới dự kiến tại số 27-29 Lý Thái Tổ, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội (tòa nhà Gelex Tower).
Ra đời từ năm 1989 và trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam, Eximbank từng là một thương hiệu mạnh trong ngành Tài chính – Ngân hàng của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Sau hơn thập kỷ phát triển, Eximbank đã có vốn điều lệ 17.470 tỷ đồng cùng 216 điểm giao dịch trên cả nước, là ngân hàng có thế mạnh trong lĩnh vực hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Cổ phiếu EIB của Eximbank cũng từng là một mã cổ phiếu “hot” trên thị trường chứng khoán. Thậm chí, Tập đoàn tài chính hàng đầu Nhật Bản là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) từng rót 225 triệu USD để trở thành cổ đông lớn của nhà băng này bằng việc nắm giữ 15% cổ phần của ngân hàng vào năm 2007.
Thế nhưng, cuộc chiến tranh giành quyền lực trong nội bộ các lãnh đạo đã khiến ngân hàng này tụt lùi, thậm chí rơi vào khủng hoảng xáo trộn trong hơn cả một thập kỉ.
Eximbank khi đó đã chứng kiến sự biến động nhân sự trong suốt nhiều năm liền, với 9 lần thay Chủ tịch HĐQT chỉ trong vòng 10 năm.
Từ sau khi ông Lê Hùng Dũng rút lui khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT vào tháng 7/2015, Eximbank lần lượt bầu ra các Chủ tịch HĐQT, lần lượt gồm: Ông Lê Minh Quốc, bà Lương Thị Cẩm Tú, ông Cao Xuân Ninh, ông Yasuhiro Saitoh, ông Nguyễn Quang Thông, rồi lại ông Yasuhiro Saitoh, tiếp tục là bà Lương Thị Cẩm Tú, bà Đỗ Hà Phương và hiện tại là ông Nguyễn Cảnh Anh. Đằng sau mỗi lần đổi ghế Chủ tịch HĐQT là một cuộc chiến "không khoan nhượng" giữa các nhóm cổ đông.
Đến nỗi, nhóm cổ đông liên quan đến Thành Công Group đã lần lượt thoái vốn khỏi nhà băng này. Còn cổ đông chiến lược SMBC đã thông báo chính thức không còn là cổ đông lớn tại Eximbank từ tháng 1/2023.
Đỉnh điểm của những bất đồng nội bộ này là những kỳ Đại hội cổ đông diễn ra bất thành, nhiều cổ đông phải "ngậm ngùi" ra về, khiến cho câu chuyện của Eximbank luôn là đề tài nóng hổi vào mỗi mùa cổ đông gặp mặt.
Biến động nhân sự từ nhóm thượng tầng đã khiến kết quả kinh doanh của Eximbank theo đó cũng thoái trào. Từ một ngân hàng thu về lợi nhuận lên tới hơn 4.000 tỷ đồng vào năm 2011, lợi nhuận của Eximbank những năm tiếp đó đi ngang và ở mức thấp hơn so với nhiều ngân hàng có cùng quy mô.
Mãi đến năm 2022, tăng trưởng lợi nhuận mới được ghi nhận ở mức cao (gấp 3 lần năm trước đó), sau đó sụt giảm 27% trong năm 2023 và tăng trưởng trở lại (tăng 53%) trong năm 2024. Hết năm 2024, lợi nhuận của Eximbank mới trở về lại mốc hơn 4.000 tỷ đồng.
Hiện tại, Eximbank đã chào đón các cổ đông mới, trong đó Tập đoàn Gelex là cổ đông lớn nhất khi nắm giữ 10% cổ phần. Giới quan sát kỳ vọng "làn gió" mới này sẽ tạo ra sự khác biệt trong kết quả kinh doanh cũng như những mục tiêu tham vọng phía trước của Eximbank.
Theo danh sách HĐQT vừa được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2025, ông Nguyễn Cảnh Anh vẫn sẽ là Chủ tịch HĐQT và bà Đỗ Hà Phương - Phó Chủ tịch HĐQT.
Ba thành viên mới được thông qua là ông Phạm Tuấn Anh (từ Tập đoàn Gelex), ông Hoàng Thế Hưng và bà Phạm Thị Huyền Trang (hai ứng viên Thành viên HĐQT độc lập).
Trong đó, ông Phạm Tuấn Anh đã từ nhiệm tất cả các vị trí trong hệ thống Tập đoàn Gelex trước thời điểm đại hội Eximbank tiến hành bầu thành viên HĐQT.
ĐHĐCĐ thường niên của Eximbank cũng đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.580 tỷ đồng, tăng 33,2% (tăng 1.392 tỷ đồng) so với thực hiện năm 2024.
Cùng với đó, tổng tài sản đặt mục tiêu đạt 265.500 tỷ đồng, tăng 10,8%; Huy động vốn đạt 206.000 tỷ đồng, tăng 15,5%; dư nợ tín dụng đạt 195.500 tỷ đồng, tăng 16,2%; Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng giảm 0,54% xuống còn 1,99%.
Chia sẻ về cơ sở đạt được mục tiêu lợi nhuận, Chủ tịch Nguyễn Cảnh Anh cho biết mục tiêu được đặt ra dựa trên kết quả tăng trưởng thấy rõ mà Eximbank đã đạt được trong năm 2024. Ngân hàng kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh dựa trên nhu cầu cao trong mảng xuất nhập khẩu, thế mạnh của Eximbank.
Trong bối cảnh khó khăn năm 2025, ngân hàng đã triển khai nhiều chương trình ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là khách hàng mới chưa có giao dịch với Eximbank với mức lãi suất ưu đãi,... đồng thời chủ động đa dạng hoá nguồn thu từ các phi tín dụng: thanh toán, kinh doanh ngoại hối, xử lý nợ xấu,...
Đối với việc chuyển trụ sở từ TP HCM ra Hà Nội, địa chỉ mới trùng với địa điểm đặt của tòa nhà Gelex Tower, lãnh đạo Eximbank cho biết do quá trình phát triển của ngân hàng tại miền Nam đã đến đoạn bão hòa, lượng khách hàng không tăng qua nhiều năm, nên cần cố gắng duy trì và mở rộng ra miền Bắc.
"Eximbank hoạt động tại TP HCM năm thứ 35 và không tăng lượng khách hàng trong 10 năm. Trong khi ngân hàng khác đã tăng trưởng và đi khắp mọi miền tổ quốc. Chúng tôi mong muốn đưa thương hiệu Eximbank phủ kín toàn quốc. Tăng độ nhận diện thương hiệu miền Bắc, phát triển các mảng kinh doanh, logistics, hạ tầng, không riêng tài chính", cựu Quyền Tổng Giám đốc Eximbank thông tin hồi tháng 11/2024.
Địa chỉ trụ sở mới của Eximbank tại Hà Nội thuộc dự án phức hợp bao gồm văn phòng cho thuê, mặt bằng bán lẻ cho thuê và khách sạn sang trọng thuộc chuỗi Fairmont Hanoi Hotel, đang được Gelex đầu tư trên diện tích gần 1 ha với 241 phòng khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng.