Gelex chia cổ tức 10%, không tham gia điều hành Eximbank
Thứ năm, 27/03/2025 15:37 (GMT+7)
Sáng nay (27/3), CTCP Tập đoàn Gelex (Mã: GEX) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025.
Chia cổ
tức 10%
Về kết quả
kinh doanh năm 2024, doanh thu thuần hợp nhất của GELEX đạt 33.752 tỷ đồng,
lợi nhuận trước thuế đạt 3.613 tỷ đồng, lần lượt vượt 4,5% và 88,1% kế hoạch
ĐHĐCĐ đề ra. Đây là mức doanh thu và lợi nhuận cao nhất mà GELEX đạt được kể từ
ngày thành lập. Tại thời điểm
31/12/2024, tổng tài sản của GELEX đạt 53.803 tỷ đồng.
Toàn cảnh ĐHĐCĐ năm 2025 của Tập đoàn GELEX diễn ra sáng 27/3. (Ảnh: GEX)
Đối với phương án phân phối lợi nhuận năm 2024, sau hai năm
không thực hiện chia cổ tức, ĐHĐCĐ GELEX cũng đã thông qua việc chia cổ tức năm 2024 ở mức 10%, tương ứng
858 tỷ đồng. Trong đó cổ
tức bằng tiền tỷ lệ 5%, (500 đồng/cp),
tương ứng với số tiền dự chi là 430 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Gelex còn chi trả thêm cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ
lệ 5%. Số cổ phiếu phát hành thêm để trả cổ tức là gần 43 triệu cổ phiếu, tỷ lệ
thực hiện quyền là 20:1.
Giải thích
lý do thay đổi kế hoạch cổ tức năm 2024 từ 15% thành 5% tiền mặt, 5% cổ phiếu, ông
Nguyễn Văn Tuấn - Tổng
Giám đốc GELEX cho biết, do trong 2 năm 2023 và 2024
có nhiều biến động, công ty
phải có lượng tiền đủ để dự phòng cho các tình huống xấu xảy ra khi có biến động
trên thị trường tài chính.
Theo ông Tuấn,
các năm tiếp theo doanh
nghiệp sẽ tập trung đẩy EPS lên thì giá cổ phiếu mới tăng được. Chiến lược 5
năm tới của Gelex là cổ tức tối thiểu 10%, hoặc có thể cao hơn tuỳ thuộc và kết quả kinh doanh.
Doanh thu thuần của GELEX giai đoạn 2015-2025. Đơn vị: tỷ đồng. (Ảnh: GEX)
Năm
2025, GELEX đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất là 37.600 tỷ đồng, tăng 11,5% so với
năm 2024. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế là 3.041 tỷ đồng, giảm 15% so với năm
2024. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất giảm 15% trong bối cảnh không còn khoản lợi
nhuận bất thường từ thoái vốn các dự án năng lượng tái tạo khoảng gần 1.000 tỷ
đồng như năm 2024. Cổ tức năm 2025 dự kiến ở mức 10%. Kế hoạch này đã được
ĐHĐCĐ thông qua với sự đồng thuận và nhất trí cao.
Ông Nguyễn Trọng Hiền, Chủ tịch HĐQT GELEX cho biết: “Tập
đoàn định hướng các đơn vị tiếp tục mở rộng thị trường trong nước, đồng thời
phát triển thị trường xuất khẩu. Trong đó, đẩy mạnh hoạt động R&D để phát
triển các sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm xanh, thân thiện với
môi trường và đáp ứng xu hướng thị trường. Đồng thời hợp tác với đối tác nước
ngoài nhằm mở rộng danh mục sản phẩm và phát triển thị trường xuất khẩu”.
Không
tham gia điều hành Eximbank
Hiện,
GELEX sở hữu 186,9 triệu cổ phần, tương đương 10% vốn điều lệ và là cổ đông lớn
nhất của ngân hàng Eximbank. Đây cũng là mức tỷ lệ mà một cổ đông tổ chức được
sở hữu tối đa tại một tổ chức tín dụng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng
năm 2024.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng giám đốc Gelex, cho biết tập đoàn này sẽ không điều hành Eximbank. (Ảnh: GEX)
Về khoản đầu tư tại Eximbank, ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng Giám đốc GELEX cho biết,
đầu tư vào ngân hàng Eximbank là chiến lược dài hạn, không phải để phát
triển hệ sinh thái mà đây là một khoản đầu tư mang lại hiệu quả và lợi nhuận
trong tương lai.
"GELEX đang thuê các đơn vị tư vấn để chuyển đổi
ngân hàng gồm cả chiến lược, con người. Việc tham gia vào điều hành ngân hàng
thì chắc chắn là không. Tập đoàn cũng không có nhu cầu tham gia vào ban điều
hành. Nhưng nếu HĐQT của
ngân hàng cần chúng tôi đóng góp để bảo vệ quyền lợi cổ đông thì GELEX sẽ tham
gia", ông Tuấn cho hay.
Tổng Giám đốc GELEX
cũng cho biết, tại
ĐHĐCĐ sắp tới của Eximbank, ông
sẽ không tham gia vào HĐQT.
Bổ sung một thành viên HĐQT
Tại đại hội, cổ đông GELEX đã tiến hành bầu bổ sung thành
viên HĐQT thay cho ông Nguyễn Văn Tuấn trước đó đã có đơn từ nhiệm vị trí thành
viên HĐQT để tập trung cho vai trò điều hành doanh nghiệp. Kết quả, bà Nguyễn
Thị Minh Giang đã trúng cử vào vị trí thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021-2026.
Bà Nguyễn Thị Minh Giang (sinh năm 1983), nguyên là Tổng
Giám đốc Nhân tài và Văn hoá, đồng thời là thành viên Ban Quản trị, phụ trách
việc xây dựng đội ngũ và văn hóa doanh nghiệp tại Mekong Capital và các công ty
trong danh mục đầu tư.
Từ 2023 đến nay, bà Giang là thành viên HĐQT của Tập đoàn
Tân Hiệp Phát; thành viên tư vấn của HĐQT CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (Mã:
PNJ) về văn hóa và phát triển lãnh đạo; thành viên HĐQT Công ty Nami Solar.
Hiện tại, bà là đồng sáng lập và giữ chức Tổng Giám đốc của
Newing – doanh nghiệp tư vấn, đào tạo lãnh đạo với lộ trình được thiết kế riêng
nhằm phát triển năng lực lãnh đạo và thay đổi hành vi của tổ chức một cách bền
vững.
HĐQT GELEX nhiệm kỳ 2021-2026. (Ảnh: GEX)
Trước thắc mắc của một cổ đông về lý do ông Tuấn từ nhiệm thành
viên HĐQT trong khi vẫn giữ chức Tổng Giám đốc và là cổ đông lớn nhất, cùng người
liên quan nắm giữ gần 27% cổ phần, ông Tuấn
cho rằng, ở các doanh nghiệp quốc tế, cổ đông lớn thường không trực tiếp
tham gia vào HĐQT hay ban điều hành, dù việc tham gia cũng có những mặt tích cực.
Ông tin rằng việc cổ đông lớn giữ vai trò giám sát, thay vì điều hành trực tiếp
là tốt nhất khi công ty đã có hệ thống vững mạnh về công nghệ thông tin, kiểm
toán nội bộ, giám sát,...
Ông Tuấn khẳng định Gelex đang tập trung củng cố hệ thống
thông qua việc đầu tư vào công nghệ thông tin và chuyển đổi số; Tìm kiếm các
thành viên HĐQT độc lập có năng lực; Tăng cường hệ thống kiểm toán nội bộ; Đầu
tư vào con người và tạo động lực phát triển cho các đơn vị thành viên.
"Tôi nghĩ việc tôi tham gia ban điều hành không tham
gia HĐQT là việc tốt và kể cả sau này tôi không tham gia điều hành nữa tốt,
chúng tôi sẽ tìm những người phù hợp để dẫn dắt tập đoàn", ông Tuấn cho biết.
Tính đến
31/12/2024, nợ phải trả GELEX còn hơn 30.547 tỷ đồng, giảm hơn 3.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm 2024. Theo đó,
nợ vay ngắn hạn của GELEX
đạt 16.995 tỷ đồng, trong khi hồi đầu
năm danh mục này là 18.590 tỷ đồng. Nợ vay dài hạn 13.500 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/2024 tăng
2.038 tỷ đồng lên 23.167 tỷ đồng, trong đó, có 8.594 tỷ đồng vốn góp, 3.945 tỷ
đồng lợi nhuận chưa phân phối và 656 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu GEX đang ở mức 23.300 đồng/cổ phiếu
sau khi kết phiên 27/3. Đây là đỉnh giá cao nhất của cổ phiếu GEX trong vòng 6 tháng trở
lại đây.
Tuy vậy, GELEX lại chuyển hướng lấn sân mảng ngân hàng bằng việc tăng sở hữu từ 85,5 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,9% vốn điều lệ) lên 174,6 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 10% vốn điều lệ), qua đó trở thành cổ đông lớn của Eximbank. Ngân hàng này hiện đang có tổng nợ xấu lên đến 4.002 tỷ đồng.
Bản thiết kế một đằng, khi thi công một nẻo, hàng nghìn căn hộ tại dự án An Bình City được phát hiện thiếu hụt diện tích khi dự án sắp đến giai đoạn bàn giao, gây bức xúc cho người mua nhà ở đây.
SK Group không còn nắm giữ cổ phần tại CTCP Tập đoàn Masan (mã MSN) và phân loại cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup vào khoản tài sản nắm giữ để chờ bán.
Chuyên gia cảnh báo thông tin sáp nhập tỉnh là chất xúc tác khiến nhiều ngưởi đổ xô gom đất ồ ạt nhưng nếu không tỉnh táo, nhà đầu tư rất dễ mắc kẹt dài hạn vì giá đã vượt xa giá trị thực.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng, hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh mẽ hơn nữa thì xây dựng và bảo đảm một môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch, thuận lợi sẽ là điểm mạnh để các nhà đầu FDI hướng đến Việt Nam.
Việc phát triển các trung tâm tài chính (TTTC) được coi là một yếu tố quan trọng để Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 (là năm kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước CHXHCN Việt Nam).
Sáng 25/3, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã chủ trì cuộc họp về tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công của 3 bộ, cơ quan Trung ương và 13 địa phương đồng bằng sông Cửu Long thuộc Tổ công tác số 5.