Sáng 28/4, giá vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh ở cả vàng miếng và vàng nhẫn. Giá vàng nhẫn điều chỉnh xuống 1,5 triệu đồng/lượng tại nhiều doanh nghiệp lớn. Chênh lệch mua bán vẫn duy trì ở mức cao.
Theo ghi nhận, lúc 10 giờ (28/4), thị trường vàng trong nước có xu hướng giảm mạnh ở cả vàng miếng và vàng nhẫn. Giá vàng miếng SJC tại Công ty TNHH MTV Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn - SJC, Công Ty Cổ Phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ), Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng miếng mức 118 - 120 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 1 triệu đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào- bán ra so với kết phiên ngày hôm qua.
Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji, giá vàng miếng niêm yết ở mức 118,5 - 120,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Chênh lệch 2 chiều ở ngưỡng 2 triệu đồng/lượng.
Không chỉ vàng miếng, giá vàng nhẫn cũng ghi nhận đà giảm tương tự, SJC tăng giá mua bán vàng nhẫn xuống 113 - 115,5 triệu đồng/lượng, giảm 1 triệu đồng/lượng ở cả 2 chiều mua bán so với kết phiên ngày hôm qua. Giá vàng nhẫn 999.9 tại PNJ niêm yết nhẫn trơn tại 113 - 116 triệu đồng/lượng, giảm 1,5 triệu đồng/lượng ở cả 2 chiều so với ngày hôm qua. Còn tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng nhẫn tròn trơn giảm xuống 116 - 119 triệu đồng mỗi lượng, giảm 1 triệu đồng/lượng ở cả 2 chiều mua bán.
Cùng thời điểm, giá vàng thế giới sáng nay ở ngưỡng 3.283 USD một ounce. Đầu tuần trước, giá kim loại quý từng chạm ngưỡng 3.500 USD/ounce nhưng đã giảm mạnh trong những phiên gần đây. Đến nay, sau gần một tuần đạt đỉnh lịch sử, giá kim quý đã giảm gần 230 USD/ounce, tương đương mức giảm ròng 6,6%.
Giá vàng trong nước sáng nay (25/4) đồng loạt tăng mạnh, vàng miếng SJC lên mức 121,5 triệu đồng/lượng, tăng 1 triệu đồng ở chiều mua. Vàng nhẫn cũng tăng thêm 500 nghìn đồng/lượng.
Giá vàng trong nước sáng 23/4 đồng loạt giảm mạnh ở cả vàng miếng và vàng nhẫn. Tại nhiều doanh nghiệp lớn, giá vàng miếng giảm tới 2 triệu đồng/lượng, ở ngưỡng 122 triệu đồng/lượng chiều bán ra. Vàng nhẫn cũng giảm sâu, có nơi hạ đến 2,8 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước hôm nay (21/4) tăng mạnh, các thương hiệu giao dịch ở mức 119 – 121 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra) trong bối cảnh giá vàng thế giới chinh phục mốc cao mới.
Thời gian gần đây, hàng loạt vụ sản xuất và kinh doanh hàng giả bị triệt phá đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ tinh vi, phức tạp của hành vi vi phạm này. Đặc biệt tại Bắc Giang, hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng cấm, gian lận thương mại và hàng giả vẫn âm thầm diễn ra, đòi hỏi các giải pháp kiểm soát quyết liệt và đồng bộ hơn.
Lực lượng Quản lý thị trường Thái Nguyên vừa thu giữ 17.500 sản phẩm thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Chủ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng, toàn bộ hàng hóa vi phạm bị buộc tiêu hủy theo quy định.
Phí sàn thương mại điện tử (TMĐT) tăng mạnh khiến hàng nghìn nhà bán nhỏ “ngộp thở”. Nhiều người tính rời sàn, lập website riêng hay quay về Facebook, Zalo. Thị trường TMĐT bước vào cuộc thanh lọc khốc liệt giữa lúc luật còn nhiều khoảng trống.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi cảnh báo về việc một số website đang quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bổ sung Chitose vi phạm quy định, thổi phồng công dụng và gây nhầm lẫn như thuốc chữa bệnh.
Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện hơn 212.000 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe như vitamin, collagen, glucosamin... không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Ngày 25/4, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 5, Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã phát hiện và tạm giữ 1.415 túi xách gắn nhãn hiệu GUCCI có dấu hiệu giả mạo.