Đấu giá 3,33% vốn điều lệ Vinamilk, F&N "rớt đài" trước người đồng hương Jardinr Cycle & Carriage

Thứ ba, 14/11/2017, 06:55 AM

F&N Dairy Investments Pte, Ltd. (F&N) là nhà đầu tư mong đợi cuộc đấu giá của SCIC bán bớt vốn cổ phần tại Vinamilk vừa qua nhất. Tuy nhiên, F&N bị Tập đoàn Jardinr Cycle & Carriage (Singapore) cho "hít khói" với giá đấu Vinamilk lên tới 186.000 đồng/cổ phiếu.

Ngày 10/11, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tổ chức chào bán cạnh tranh 3,33% (48.333.400 cổ phần) vốn điều lệ của Vinamilk (mã chứng khoán VNM) với giá khởi điểm 151.200 đồng/cổ phiếu.

Cuộc đấu giá này có 19 nhà đầu đăng ký tham gia với tổng khối lượng 73.843.400 cổ phần, cao gấp 1,53 lần tổng số lượng cổ phần chào bán. Các nhà đầu tư được phép đăng ký mua từ 20.000 - 48.333.4000 cổ phần.

Tại cuộc đấu giá này, F&N cũng tham gia mua cổ phiếu Vinamilk nhưng thất bại thảm hại bởi người đồng hương là Tập đoàn Jardinr Cycle & Carriage.

Tập đoàn Jardinr Cycle & Carriage thông qua công ty con Platinum Victory đã mua vào 80,29 triệu cổ phiếu, tương đương 5,53% cổ phần của Vinamilk. Đây là số cổ phần thông qua đấu giá và mua qua sàn giao dịch.

Tập đoàn Jardinr Cycle & Carriage đã đầu tư vào Việt Nam từ nhiều năm nay. Hiện, tập đoàn đang sở hữu 25% cổ phần của Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) và 23% cổ phần của Cổ phần Cơ điện lạnh (REE).

Cơ cấu cổ đông của Vinamilk vào ngày chiều ngày 10/11/2017

Cơ cấu cổ đông của Vinamilk vào ngày chiều ngày 10/11/2017

Sau phiên giao dịch chào bán trên, SCIC còn sở hữu tại công ty có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán 36% vốn điều lệ (522.553.196 cổ phiếu), vốn hóa đạt 96.411 tỷ đồng.

F&N Dairy Investments Pte, Ltd. (F&N) là nhà đầu tư mong đợi các đợt thoái vốn của SCIC nhất vì F&N là nhà đầu tư chiến lược, tham gia vào Vinamilk từ ngày đơn vị này cổ phần hóa. Hiện tại, F&N đang sở hữu 16,04% vốn điều lệ của Vinamilk và có 2 đại diện tại Hội đồng quản trị Vinamilk là Ng Jui Sia và Lee Meng Tat.

Vào ngày 12/12/2016, SCIC đã tổ chức đấu giá đương 9% vốn điều lệ của Vinamilk (130.630.500 cổ phiếu) với giá khởi điểm 144.000 đồng/cổ phiếu. Mỗi nhà đầu tư chỉ được đăng ký mua từ 20.000 - 39.189.150 cổ phần nên F&N và F&N Bev Manufacturing Pte. Ltd. (công ty con của F&N) đã mua 39.189.150 cổ phần/đơn vị.

Sau thời gian đó, từ 21/12/2016 - 31/10/2017, F&N đã 8 lần đăng ký mua hàng chục triệu cổ phiếu Vinamilk cho mỗi lần nhưng chỉ mua được 34.569.625 cổ phiếu do nguồn cung hạn trong mức giá hợp lý.

Hiện nay, Vinamilk đang đứng đầu các ngành hàng như: 40,5% thị phần sữa bột và dinh dưỡng, 58,1% sữa nước, 78,3% sữa đặc, 81,1% sữa chua ăn, 39,1% sữa chua uống nên tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của công ty cao hơn mức tăng trưởng của ngành.

Cổ phiếu Vinamilk là khẩu vị ưu thích của nhà đầu tư nước ngoài khi đang sở hữu tới 56,48% vốn điều lệ.

Giai đoạn 2010 - 2016, doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng 20%/năm và 17%/năm. Điều này khiến cổ phiếu Vinamilk gia tăng giá trị theo thời gian, việc nắm giữ dài hạn giúp nhà đầu tư thu lãi lớn. Từ khi lên sàn vào ngày 19/1/2006 tới nay, cổ phiếu VNM đã tăng hơn 41 lần.

Ông Nguyễn Chí Thành, Phó Tổng giám đốc phụ trách SCIC, Trưởng Ban tổ chức chào bán cạnh tranh cho biết, giao dịch chào bán cổ phần Vinamilk được đánh giá là thành công trên mức kỳ vọng (giá bán bằng 114,5% so với giá tham chiếu tại ngày chào bán). Tổng giá trị bán cổ phần thu về cao hơn khoảng 2.000 tỷ đồng so với giá trị tính trên giá khởi điểm.Nguyễn Thành

Theo Nguyễn Thành - NTD

largeer