Bác sĩ nghỉ hưu được hành nghề nhưng không được 'lên hình' quảng cáo
Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm bác sĩ, nhân viên y tế, kể cả nghỉ hưu tham gia quảng cáo thực phẩm. Hành vi này vi phạm pháp luật, dễ gây hiểu lầm, có thể bị phạt đến 30 triệu đồng.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo người dân cần cảnh giác với thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, quảng cáo sai sự thật. Hướng dẫn cách nhận diện sản phẩm kém chất lượng và tra cứu thông tin công khai trước khi mua.
Trước vụ việc Bộ Công an vừa triệt phá đường dây sản xuất sữa giả có doanh thu gần 500 tỉ đồng tại Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã đưa ra một loạt khuyến cáo giúp người dân nhận diện thực phẩm bảo vệ sức khỏe an toàn, tránh mua nhầm sản phẩm kém chất lượng, hàng giả.
Theo Cục An toàn thực phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe là sản phẩm dùng để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày, có tác dụng duy trì, tăng cường hoặc cải thiện chức năng cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, đây không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Người dân có bệnh cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, người tiêu dùng nên lưu ý các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải được Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trước khi lưu hành trên thị trường.
Toàn bộ thông tin sản phẩm đã được cấp phép và xác nhận nội dung quảng cáo đều được công khai trên các trang web chính thức của Bộ Y tế. Người tiêu dùng có thể tra cứu thông tin sản phẩm trước khi quyết định mua hàng.
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân kiểm tra kỹ thông tin in trên bao bì hoặc nhãn phụ (với sản phẩm nhập khẩu), bao gồm: Tên sản phẩm; Ngày sản xuất, hạn sử dụng; Thành phần, định lượng; Hướng dẫn sử dụng, bảo quản; Công dụng, đối tượng sử dụng; Khuyến cáo về nguy cơ (nếu có); Cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”; Cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; Số tiếp nhận bản công bố, số xác nhận nội dung quảng cáo (nếu có); Tên, địa chỉ của đơn vị sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm.
Cục An toàn thực phẩm cũng lưu ý, người tiêu dùng cần cảnh giác với các nội dung quảng cáo sai phạm, thường xuất hiện trên mạng xã hội. Một số dấu hiệu vi phạm phổ biến như: Cam kết khỏi bệnh sau khi sử dụng sản phẩm; Hình ảnh bác sĩ, nhân viên y tế quảng bá sản phẩm; Thiếu dòng chữ cảnh báo theo quy định: “Thực phẩm này không phải là thuốc...”
Dù theo quy định, thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ có tác dụng hỗ trợ, nhưng nhiều đơn vị vẫn lạm dụng tâm lý lo bệnh, thích nhanh khỏi của người tiêu dùng để quảng cáo quá mức, thậm chí mời người nổi tiếng tham gia nhằm tăng độ tin cậy.
Các cụm từ như: “Giúp khỏi bệnh hoàn toàn”, “Tác dụng sau vài ngày”, “Bài thuốc gia truyền 100% tự nhiên”... đều là dấu hiệu của quảng cáo thổi phồng, không có cơ sở khoa học hoặc kiểm chứng từ cơ quan chuyên môn.
Thực tế, có không ít trường hợp người nổi tiếng đã "vô tình" tiếp tay quảng bá cho sản phẩm kém chất lượng, khiến người tiêu dùng ngộ nhận về công dụng, dẫn tới hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe.
Hậu quả từ việc tin vào quảng cáo sai sự thật không chỉ là sự thất vọng khi sản phẩm không hiệu quả, mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt khi sản phẩm là hàng giả, hàng nhái, hoặc không rõ nguồn gốc.
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân nên tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm, tham khảo từ nguồn chính thống và không nên tin tuyệt đối vào quảng cáo, đặc biệt là trên nền tảng mạng xã hội.