Cổ phiếu Novaland tăng kịch trần bất chấp thị trường giằng co
Thứ năm, 29/05/2025 15:34 (GMT+7)
Sự phân hóa thị trường hôm nay diễn ra ở hầu hết nhóm ngành, với sắc đỏ chiếm đa số tại nhóm tài chính, công nghiệp, nguyên vật liệu... Dù vậy, điểm sáng là mã cổ phiếu Novaland bất ngờ tăng gần hết biên độ.
Tuy nhiên trong khi các bluechip đang cho tín hiệu chững lại sau nhiều phiên gần đây tăng mạnh nâng đỡ chỉ số, thì dòng tiền quay lại với nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ nhằm tìm kiếm cơ hội ngắn hạn, đặc biệt tại những nhóm trước đây chịu ảnh hưởng mạnh bởi thuế quan như khu công nghiệp, xuất khẩu, vận tải, logistics...
Mặc dù vậy, mức tăng đa phần cũng đã chậm lại, VN-Index cả phiên duy trì
mức sát tham chiếu với những nhịp rung lắc biên độ hẹp.
Chốt phiên 29/5, chỉ số VN-Index giảm 0,01 điểm về 1.341,86 điểm.
Hai chỉ số HNX-Index tăng 0,74 điểm và UPCoM-Index tăng 0,17 điểm.
Xét trên sàn HOSE, tổng giá trị giao dịch tiếp tục duy trì
trên mốc 20.000 tỷ đồng, là phiên thứ 4 liên tiếp đạt thanh khoản cao đột biến.
Trong đó, thị trường ghi nhận có 163 mã tăng điểm với giá trị giao dịch đạt
10.046 tỷ đồng, nhỉnh hơn so với 162 mã giảm điểm với khoảng 9.163 tỷ đồng được
giao dịch.
Sự phân hóa diễn ra ở hầu hết nhóm ngành, với sắc đỏ chiếm đa
số tại nhóm tài chính, công nghiệp, nguyên vật liệu, tiêu dùng thiết yếu, năng
lượng, tiện ích,…
Nguồn: Vietstock.
TOP 10 cổ phiếu nâng đỡ VN-Index hôm nay là EIB của Eximbank khi có hơn 22 triệu cổ phiếu được sang tay, mã này tăng 5,29% lên 22.900 đồng/cp,
tiệm cận vùng đỉnh lịch sử.
Bộ đôi họ nhà Vin là VIC của Vingroup và VRE của Vincom Retail
cũng giúp cho chỉ số sàn HOSE không giảm quá mạnh.
Trong giao dịch thị trường hôm nay, mã NVL - cổ phiếu Novaland bất
ngờ tăng gần hết biên độ (tăng 6,9%) lên 13.950 đồng/cp và có tới 62,8 triệu cổ
phiếu được sang tay. NVL đứng top 2, chỉ sau EIB có thanh khoản cao nhất thị trường
trong phiên hôm nay và nằm trong top 10 cổ phiếu ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index
phiên 29/5.
NVL tăng mạnh từ đầu tháng 4 tới nay. (Nguồn: TradingView).
Đà tăng mạnh của NVL kèm thanh khoản bùng nổ diễn ra trong bối cảnh mới đây, UBND
tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000 đối
với phân khu C4 thuộc địa bàn xã Long Hưng và một phần phường Tam Phước, TP Biên
Hòa. Đây là động thái nhằm tháo gỡ các nút thắt pháp lý kéo dài nhiều năm, mở
đường cho hàng loạt dự án đô thị quy mô lớn sớm quay lại đường ray triển khai.
Quyết định điều chỉnh lần này liên quan đến ba đại dự án gồm:
Khu dân cư Long Hưng (227ha) và khu đô thị dịch vụ - thương mại cù lao Phước
Hưng (286ha) do DonaCoop làm chủ đầu tư; khu đô thị Đồng Nai Waterfront (170ha,
thương hiệu Izumi City) của Nam Long và khu đô thị Aqua City (305ha) do Novaland phát
triển.
Phối cảnh Aqua City - dự án quan trọng bậc nhất của Novaland.
Đây đều là những dự án đã được khởi động từ nhiều năm trước
nhưng tiến độ triển khai gặp không ít khó khăn do vướng mắc pháp lý, đặc biệt
sau khi Luật Đất đai sửa đổi chưa chính thức có hiệu lực. Việc điều chỉnh quy
hoạch không chỉ giúp định hình lại cơ cấu sử dụng đất phù hợp thực tiễn mà còn
là tiền đề để các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ pháp lý và mở bán trở lại
trong thời gian tới.
Với riêng Novaland, việc được tháo gỡ pháp lý tại Aqua
City – một trong những dự án trọng điểm phía Đông TP.HCM có ý nghĩa rất
lớn trong bối cảnh doanh nghiệp này vẫn đang nỗ lực tái cơ cấu và tìm lại quỹ đạo
kinh doanh ổn định
Quý I/2025, Novaland ghi nhận doanh thu hơn 1.778 tỷ đồng, đạt
13–17% kế hoạch năm tùy theo kịch bản, song vẫn còn lỗ sau thuế 476 tỷ đồng. Số
sản phẩm bàn giao trong quý chỉ đạt 256 căn, tương đương 17% kế hoạch năm. Tuy
nhiên, nếu nút thắt pháp lý được tháo dỡ, Novaland có thể tăng tốc bàn giao từ
quý II trở đi.
Doanh nghiệp hiện cũng đang theo sát lộ trình sáp nhập đơn vị
hành chính cấp tỉnh – thành tại Đồng Nai, kỳ vọng đây sẽ là cơ hội tạo đột phá
về thủ tục và rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ các dự án quy mô lớn. Trong chia sẻ
gần đây, ban lãnh đạo Novaland xác định năm 2025 là giai đoạn then chốt, không
chỉ để tái khẳng định vị thế trên thị trường mà còn đóng vai trò bản lề cho
giai đoạn phục hồi 2026–2027.
Tổng giám đốc VNDirect Nguyễn Vũ Long cho rằng, Trung Nam Group đã qua giai đoạn khó khăn nhất, các vướng mắc đang dần được được gỡ, doanh nghiệp này vẫn duy trì năng lực tài chính và cần thêm thời gian để khơi thông thanh khoản.
Giai đoạn 2010-2015, Tập đoàn Việt Phương đã trở thành cổ đông lớn của VietABank, đồng thời vị Chủ tịch tập đoàn cũng từng giữ chức Chủ tịch tại ngân hàng này trong một thập kỷ. Hiện các công ty thành viên của Việt Phương có nhiều giao dịch vay vốn giá trị hàng nghìn tỷ đồng, có tài sản đảm bảo tại nhà băng này.
Điểm nổi bật trong phiên hôm nay là dòng tiền có xu hướng lan tỏa đều hơn, không còn tập trung chủ yếu vào nhóm cổ phiếu Vingroup. Nhóm dầu khí thu hút được dòng tiền mạnh khi vừa đón thông tin Việt Nam sẽ xuất khẩu điện gió ngoài khơi sang Malaysia.
Bất chấp những biến động về giá cả, khảo sát khách hàng của One Mount Group cho thấy nhu cầu mua nhà Hà Nội vẫn duy trì ở mức cao, với khẩu vị thận trọng hơn, mua theo năng lực tài chính thay vì chạy theo FOMO.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, mã CK: VAB) niêm yết gần 540 triệu cổ phiếu trên sàn HoSE. Với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá đạt gần 5.400 tỷ đồng.
Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh, sáng 27/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng với 435/443 đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank – HoSE: TPB) vừa thông báo về việc thay đổi nhân sự trong Ban Điều hành. Kể từ ngày 26/6, ngân hàng sẽ miễn nhiệm hai Phó Tổng Giám đốc là ông Nguyễn Hồng Quân và bà Trương Thị Hoàng Lan.
Trước những thông tin tích cực về việc chia cổ tức và kết quả kinh doanh, bộ đôi cổ phiếu Masan là MCH và MSN đều tăng điểm trong phiên sáng 27/6, qua đó đưa Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang quay trở lại danh sách tỷ phú USD.