Gen Z 'đốt tiền' mua sắm theo xu hướng
Với xu hướng thay đổi sở thích nhanh chóng, nhiều bạn trẻ sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng mỗi tháng cho thời trang nhưng không gắn bó với một thương hiệu cố định.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Không cần máy ảnh chuyên nghiệp, không cần studio, chỉ với một chiếc smartphone trong tay, nhiều bạn trẻ Gen Z đã "chạy show" chụp ảnh dịp lễ 30/4 - 1/5 và bỏ túi hàng chục triệu đồng.
Những ngày cận kề kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, tại các địa điểm du lịch, quán cà phê, bãi biển… nhu cầu chụp ảnh "sống ảo" tăng vọt. Bắt kịp xu hướng này, dịch vụ chụp ảnh bằng điện thoại - photophone đang nở rộ, trở thành "nghề tay phải" hái ra tiền của nhiều bạn trẻ Gen Z.
Không cần đầu tư máy cơ, chỉ cần một chiếc điện thoại có camera tốt, khả năng chỉnh ảnh ổn, cùng một chút gu thẩm mỹ, nhiều người đã biến đam mê thành nghề thực thụ, cung cấp dịch vụ chụp ảnh theo yêu cầu với mức giá phải chăng, thu hút lượng khách hàng trẻ khổng lồ trên nền tảng mạng xã hội.
Nguyễn Thị Phương Uyên (25 tuổi, TP HCM) là một trong những người theo nghề photophone chuyên nghiệp. Gắn bó với công việc này hơn 2 năm, Uyên cho biết chỉ cần một chiếc smartphone, một tấm hắt sáng và bộ đồ trang điểm cơ bản, cô có thể phục vụ trọn gói nhu cầu chụp ảnh cho khách, từ make-up nhẹ đến tạo dáng, chụp và chỉnh sửa ảnh.
“Một buổi chụp kéo dài 3 - 4 tiếng, tôi thu từ 350.000 đến 450.000 đồng, khách nhận khoảng 100 tấm ảnh đã chỉnh màu theo phong cách yêu thích”, Uyên nói.
Vào mùa cao điểm lễ, Uyên thường kín lịch cả ngày. Nhờ đó, thu nhập mỗi ngày dao động từ 1,5 đến 3 triệu đồng. “Tháng lễ, nếu chạy hết công suất thì tôi có thể kiếm được khoảng 20 - 30 triệu đồng. Đây là thu nhập chính của tôi hiện tại”, cô chia sẻ.
Uyên hiện có kênh TikTok với hơn 1.600 lượt theo dõi và hơn 8.000 lượt thích, hàng loạt video chia sẻ hậu trường, quá trình chụp ảnh nhận về hàng trăm ngàn lượt xem. “TikTok là kênh chính để khách biết đến tôi. Facebook cá nhân cũng có hơn 1.000 người theo dõi, nhưng hiệu quả quảng bá không bằng TikTok”, Uyên nhận định.
Dù nhận được nhiều lời mời đi chụp từ các tỉnh, Uyên vẫn ưu tiên hoạt động tại TP HCM và các khu vực lân cận. Khách hàng ở xa nếu muốn chụp sẽ phải trả thêm chi phí ăn ở và đi lại.
Không riêng TP HCM, nghề photophone lan rộng các thành phố du lịch. Tại Vũng Tàu, chị Thảo, một người theo nghề photophone hơn một năm cho biết: “Dịp lễ, nhu cầu chụp ảnh tăng mạnh, có ngày tôi nhận 2 ca từ sáng sớm đến chiều tà. Doanh thu tăng 50 - 60% so với ngày thường”.
Các concept được ưa chuộng gồm áo dài, biển, phong cách du lịch hoặc casual (tự nhiên). Giá chụp dao động từ 300.000 - 500.000 đồng/gói, tùy thời gian và yêu cầu chỉnh sửa. Dù chỉ dùng điện thoại, chị Thảo vẫn đảm bảo ảnh sắc nét, bố cục đẹp và bắt trend mạng xã hội.
“Không ít khách chuộng chụp điện thoại vì thấy tự nhiên hơn, đỡ ngại tạo dáng so với máy cơ chuyên nghiệp”, chị nói.
Uyên My (19 tuổi, sinh viên) là một trong những người trẻ đang tận dụng mùa lễ để tăng thu nhập từ dịch vụ photophone. Mỗi cuối tuần, My nhận chụp tại các quán cà phê hoặc công viên, tập trung vào nhóm khách nữ thích chụp ảnh áo dài, ảnh đôi hoặc ảnh nhóm.
“Ngày nào chụp full ca, em cũng kiếm được hơn 2 triệu. Dù vẫn đi học, nhưng nghề này vừa vui vừa có thêm tiền tiêu”, Uyên My chia sẻ.
Không giống các nghề chụp ảnh truyền thống cần đầu tư máy móc hàng chục triệu, dịch vụ photophone chỉ đòi hỏi kỹ năng mềm: Cảm nhận thẩm mỹ, giao tiếp tốt, hiểu tâm lý khách hàng trẻ và biết tận dụng mạng xã hội làm kênh quảng bá hiệu quả.
Dù chưa được gọi là một "ngành nghề chính thống", nhưng photophone đang cho thấy tiềm năng lớn trong thị trường dịch vụ sáng tạo. Không ít người trẻ coi đây là hướng khởi nghiệp nhẹ nhàng nhưng giàu triển vọng.
“Chỉ cần chiếc điện thoại, một chút sáng tạo và cái tâm với
nghề là đủ tạo ra những bức ảnh có hồn”, Uyên My chia sẻ.