Gần đây, trên các chợ mạng xuất hiện nhiều bài đăng rao bán cá tầm với mức giá chỉ từ 69.000 đồng/con, thấp hơn đáng kể so với giá thị trường. Điều này khiến không ít người tiêu dùng đặt câu hỏi về nguồn gốc và chất lượng của loại cá này.
Thời gian gần đây, trên
nhiều hội nhóm bán hàng online, cá tầm được
quảng cáo là hàng "giải cứu", có xuất xứ từ Sapa (Lào Cai). Người bán
cho biết do cá yếu nên cần bán gấp với giá rẻ, chỉ từ 69.000 đồng/con, mua 2 con giá 130.000 đồng. Một số người
tiêu dùng đã mua thử và chia sẻ trải nghiệm.
Chị Minh Hằng (Thanh Xuân, Hà Nội)
cho biết: "Loại 69.000 đồng/con rất nhỏ, thịt không thơm, ăn có cảm giác bở,
không ngọt. Tôi mua thử cho biết, nhưng chất lượng không như mong đợi".
Cá tầm trên các trang mạng xã hội chỉ có giá từ 69.000 đồng/con. Ảnh chụp màn hình
Trong khi đó, chị Thu Hường (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ rằng gia đình thường mua cá tầm tại
siêu thị với giá 280.000 - 350.000 đồng/kg. Khi thấy cá tầm trên mạng chỉ có
giá 100.000 đồng/kg, chị không khỏi băn khoăn: "Một con cá còn rẻ hơn hai
bát phở, tôi lo chất lượng không đảm bảo nên không dám mua".
Thực tế, theo khảo sát của PV, tại các siêu
thị và cửa hàng hải sản trên địa bàn TP Hà Nội, cá tầm tươi
sống có giá dao động từ 350.000 - 600.000 đồng/kg, mỗi con nặng từ 2 - 4 kg. Điều
này đặt ra nghi vấn, cá tầm bán trên mạng có thực sự là hàng cần "giải cứu",
hay là cá chưa đạt tiêu chuẩn nuôi đủ ngày, đủ tháng?
Giá cá tầm ở các siêu thị và các chợ hải sản giao động từ 350.000-600.000 đồng/kg.
Theo
anh Tuấn Việt, một người kinh doanh hải sản tại Hà Nội, thị trường cá tầm hiện
nay khá phức tạp. Không chỉ người mua, ngay cả người bán cũng khó xác định được
nguồn gốc cá, chủ yếu dựa vào giá cả.
Anh cho biết: "Cá tầm đạt tiêu chuẩn thương phẩm
phải được nuôi từ 10 - 12 tháng, đảm bảo trọng lượng và chất lượng thịt. Những
con cá tầm giá rẻ trên mạng có thể là cá chưa đủ ngày tuổi, bị bệnh, hoặc đã
qua bảo quản đông lạnh trong thời gian dài, khiến thịt bị bở và mất đi độ tươi
ngon".
Cá tầm Sapa được rao bán "giải cứu" trên chợ mạng. Ảnh MXH
Tương tự, chị Minh Thu,
chủ một cửa hàng hải sản tại quận Đống Đa, nhận định: "Cá tầm tôi bán có giá từ 550.000 - 620.000 đồng/kg bao chế biến. Chứ cá tầm giá rẻ lại non thế kia chắc nuôi chỉ vài tháng thì thịt sẽ không đạt độ giòn và béo đặc trưng. Mọi người nên mua ở nơi uy tín để đảm bảo an toàn thực phẩm và có thể đổi trả nếu
cần".
Cũng theo chị Thu, khi mua cá tầm, người tiêu dùng có thể lưu ý một số đặc điểm sau để
nhận diện cá chất lượng: Cá tầm tươi sống thường có da trơn, màu xám
đen, bơi khỏe và có lớp chất nhờn tự nhiên trên thân. Thịt cá tươi có độ đàn hồi tốt, không bị nhão hay chảy nước. Cá tầm chất lượng khi chế biến sẽ có thịt
ngọt, dai, sụn giòn và không bị bở.
“Nếu thấy cá có dấu hiệu mềm nhũn, mất độ
đàn hồi hoặc có mùi lạ, rất có thể đó là cá đã qua bảo quản đông lạnh lâu ngày”, chị Thu nói.
Vừa qua, ngày 23/2,
UBND tỉnh Kon Tum đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh Huỳnh Tấn Phương, địa chỉ tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông vì kinh doanh thực phẩm (cá tầm) không rõ nguồn gốc
xuất xứ. Trước
đó, vào ngày 21/1/2025, đoàn kiểm tra của Đội Quản lý thị trường số 1 phối hợp với
Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Kon Tum) và Công an huyện Kon Plông tiến
hành kiểm tra đột xuất đối với hộ kinh doanh Huỳnh Tấn Phương phát hiện ông Phương đang kinh doanh thực phẩm là cá tầm đông lạnh mà không có hóa
đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ theo quy định của pháp luật. Số
lượng cá tầm là 354,78kg đông lạnh có giá trị gần 71 triệu đồng. Toàn bộ số cá
tầm đông lạnh là thực phẩm tươi sống, dễ bị ôi thiu, không đảm bảo quy định về
an toàn thực phẩm… Ngoài
bị phạt hành chính 70 triệu đồng, hộ kinh doanh còn phải mang cá tầm đi tiêu hủy,
tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, vật nuôi…
Ngày 19 tháng 10 năm 2024, Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh phối hợp với lực lượng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh kiểm tra phát hiện xe ô tô BKS 14C-381.30 vận chuyển 1.900 kg ức vịt nhập lậu.
Chiều tối ngày 16/10/2024 tại sân trụ sở Đội QLTT số 3 khu Minh Khai, thị trấn Lộc Bình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, Đội QLTT số 3 phối hợp với Đội kiểm tra công tác chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Lạng Sơn (389 tỉnh)
Một loại thuốc trị hen suyễn phổ biến mang nhãn Theophylline 100mg vừa bị phát hiện là thuốc giả, hàm lượng dược chất chỉ đạt chưa tới 20% so với tiêu chuẩn. Cục Quản lý Dược cảnh báo khẩn, yêu cầu thu hồi toàn quốc, truy tìm tận gốc lô hàng nguy hiểm này.
Chỉ trong vài tuần gần đây, hàng loạt đường dây buôn bán, sản xuất hàng giả đã bị bóc gỡ tại TP HCM và Hà Nội. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, lực lượng chức năng đang cho thấy thái độ không khoan nhượng trước vấn nạn hàng giả, hàng cấm. Thông điệp được phát đi rõ ràng: Xử lý tận gốc, triệt để, không ngoại lệ và tuyệt đối không có vùng cấm.
Hơn 98kg thuốc tân dược chưa hết hạn bất ngờ bị đổ giữa đường ở Đà Nẵng. Sau gần 2 tháng điều tra, Công ty Dược Trung ương 3 chính thức bị xử phạt vì hàng loạt vi phạm trong xử lý chất thải y tế.
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước khẩn cấp yêu cầu các địa phương chuẩn bị ứng phó bão số 3 WIPHA. Trọng tâm là đảm bảo an ninh hàng hóa thiết yếu, kiểm soát thị trường, tránh đầu cơ găm hàng, tăng giá bất hợp lý, giúp dân yên tâm.
Hàng trăm sản phẩm đồ gia dụng như nồi, chảo, quạt, máy đánh trứng… bị phát hiện không có giấy tờ hợp pháp tại một cơ sở kinh doanh ở Hoàng Mai, Hà Nội. Cơ quan chức năng đã lập biên bản tạm giữ.
Bộ Y tế vừa ra lệnh đình chỉ lưu hành và thu hồi khẩn cấp 13 sản phẩm mỹ phẩm của Công ty TNHH thương mại Minh Khương do vi phạm nghiêm trọng về ghi nhãn, trong đó có nhiều cụm từ dễ khiến người tiêu dùng nhầm lẫn với thuốc chữa bệnh.
Trong mùa mưa bão, thực phẩm không chỉ là chuyện ăn uống mà còn là câu chuyện về an toàn, sức khỏe và sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Làm thế nào để tủ lạnh không trở thành "bãi rác vi khuẩn" khi mất điện, và bữa ăn gia đình vẫn đủ chất, đủ vị?