Bộ Y tế cảnh báo thực phẩm bổ sung Chitose quảng cáo như thuốc
Chủ nhật, 27/04/2025 16:36 (GMT+7)
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi cảnh báo về việc một số website đang quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bổ sung Chitose vi phạm quy định, thổi phồng công dụng và gây nhầm lẫn như thuốc chữa bệnh.
Một số website quảng cáo sản phẩm thực phẩm bổ sung Chitose vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm.
Theo Cục An toàn thực phẩm, qua phản
ánh từ báo chí và kết quả rà soát, nhiều website đã đăng tải nội dung quảng cáo Thực phẩm bổ sung Chitose với các hành vi vi phạm quy định pháp luật. Cụ thể,
sản phẩm được quảng cáo với nội dung có dấu hiệu: Thổi phồng công dụng, cam kết
tác dụng như thuốc điều trị bệnh. Gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn
gốc, xuất xứ sản phẩm và sử dụng hình ảnh bác sĩ, nhân viên y tế để quảng bá,
tăng niềm tin giả tạo.
Danh sách các website vi phạm gồm:
https://www.suachitose.com.vn/
https://www.chitose-chinhhang.vn/
https://www.chitose.net.vn
https://www.suachitose.com/
https://www.facebook.com/suadinhduongchitose.vn/
https://chitose.vn
https://chitose.vn/gioi-thieu/
Hiện Cục An toàn thực phẩm đang phối
hợp với các cơ quan chức năng để xử lý các hành vi quảng cáo sai phạm thực phẩm bổ sung Chitose này. Để
bảo vệ sức khỏe và quyền lợi chính đáng, người tiêu dùng cần hết sức cảnh giác,
không tin tưởng nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm bổ sung Chitose đăng tải trên các website
nêu trên.
Cục An toàn thực phẩm cũng nhấn mạnh, người
dân nên tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc khi lựa chọn thực phẩm bảo vệ sức
khỏe, bao gồm: Không tin vào những
quảng cáo cam kết "chữa khỏi bệnh", "tác dụng thần tốc",
"bài thuốc gia truyền 100% tự nhiên". Không tin vào những quảng cáo sử dụng hình ảnh bác sĩ, dược sĩ, nhân viên
y tế nếu không có sự xác thực. Chỉ
mua sản phẩm có ghi rõ cụm từ: "Thực phẩm này không phải là thuốc và không
có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh".
Ngoài ra, khi mua thực phẩm bảo vệ sức
khỏe, người tiêu dùng cần kiểm tra kỹ các thông tin trên bao bì như: Tên sản
phẩm, thành phần, định lượng. Hướng dẫn sử dụng, cảnh báo nguy cơ (nếu có). Ngày
sản xuất, hạn sử dụng. Tên, địa chỉ nhà sản xuất và đơn vị chịu trách nhiệm sản
phẩm. Số tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, số xác nhận nội dung quảng cáo
(nếu có).
Trước đó, Bộ Y tế đã nhiều lần cảnh
báo tình trạng thực phẩm chức năng được quảng cáo tràn lan như "thuốc
tiên", đánh lừa người tiêu dùng bằng các chiêu thức tinh vi trên internet
và mạng xã hội.
Bộ Y tế khuyến nghị người dân nên tham
khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm hỗ trợ
sức khỏe nào; đồng thời, cần truy cập các nguồn thông tin chính thống để lựa
chọn sản phẩm uy tín, rõ ràng về nguồn gốc.
Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cảnh báo nhiều thủ đoạn tinh vi trong sản xuất, kinh doanh sữa, thuốc giả và kêu gọi người tiêu dùng nâng cao cảnh giác, chủ động tố giác hành vi vi phạm.
Ngày 10/4, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án, bắt giữ nhiều đối tượng trong đường dây sản xuất sữa giả liên quan đến Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group. Lực lượng chức năng thu giữ hơn 26.000 lon sữa thuộc 84 dòng sản phẩm.
Trước tình trạng sữa bột giả gây hoang mang dư luận, Bộ Y tế vừa yêu cầu thu hồi khẩn cấp 12 sản phẩm dinh dưỡng vi phạm và cảnh báo người dân ngừng sử dụng 72 sản phẩm khác đang trong diện điều tra.
Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện hơn 212.000 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe như vitamin, collagen, glucosamin... không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Ngày 25/4, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 5, Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã phát hiện và tạm giữ 1.415 túi xách gắn nhãn hiệu GUCCI có dấu hiệu giả mạo.
Thị trường tài chính và hàng tiêu dùng Việt Nam tuần qua (21-27/4) chứng kiến những biến động đáng chú ý: Giá vàng miếng tăng mạnh, trái cây nhập khẩu giá rẻ và cao cấp đổ bộ.
Ngày 26/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã khởi tố, bắt tạm giam 5 đối tượng cầm đầu đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả với quy mô đặc biệt lớn, thu giữ khoảng 100 tấn sản phẩm vi phạm.
Trước tình trạng ngộ độc thực phẩm gia tăng, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu các bộ, ngành và địa phương siết chặt kiểm tra, xử lý vi phạm, phòng ngừa sự cố ngay từ gốc.
Cơ quan Công an Đồng Nai vừa triệt phá đường dây chế biến hơn 4 tấn thịt lợn bệnh, lợn chết, cung cấp cho các suất ăn công nghiệp. Thịt thối, nhiễm dịch tả lợn châu Phi bị tuồn ra thị trường, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh, gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng.