Bộ Công Thương nói gì về đường dây 600 loại sữa giả?
Thứ ba, 15/04/2025 10:17 (GMT+7)
Bộ Công Thương cho biết các nhóm danh mục sữa bột giả là sản phẩm thuộc Công ty Rance Pharma và Công ty Hacofood Group sản xuất không thuộc đối tượng quản lý của bộ này.
Vụ việc Bộ
Công an đã triệt phá đường dây sản xuất sữa giả quy mô lớn với doanh thu gần 500
tỷ đồng tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần
Dược dinh dưỡng Hacofood Group đang gây xôn xao dư luận.
Không cấp phép và quản lý trực tiếp các sản phẩm sữa vi phạm
Trao
đổi với báo chí liên quan đến vụ việc trên, ông Trần Hữu Linh - Cục trưởng Cục
Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương không cấp phép
và quản lý trực tiếp mặt hàng của các công ty vi phạm, đồng thời nêu rõ nguyên
nhân và các giải pháp xử lý.
Theo ông
Trần Hữu Linh, căn cứ theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm,
thẩm quyền quản lý nhà nước đối với các sản phẩm sữa được phân định rõ theo từng
nhóm sản phẩm và cơ quan chuyên ngành.
Theo đó, Bộ Công Thương có trách nhiệm quản lý đối với nhóm
sản phẩm sữa chế biến thông thường, không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất
dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, hay dược phẩm có thành phần dinh dưỡng đặc biệt,
các sản phẩm này hiện nay do Bộ Y tế quản lý.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương không có thẩm quyền để cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Việc thành lập và đăng ký hoạt
động của doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Công an thu giữ hàng ngàn hộp sữa bột giả các loại để phục vụ điều tra. Ảnh: CAND
Do vậy, "Bộ Công Thương không thực hiện việc cấp phép
và quản lý trực tiếp các sản phẩm do Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma
và Công ty Cổ phần Dược Dinh dưỡng Hacofood Group đang sản xuất, kinh
doanh", ông Linh nhấn mạnh.
Theo quy định
pháp luật hiện hành, Bộ Công Thương chỉ có thể tiến hành kiểm tra đối với
các doanh nghiệp này khi phát hiện dấu hiệu vi phạm trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ được giao.
Đối với Công ty Cổ phần Dược Dinh dưỡng Hacofood Group và
Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma, lãnh đạo Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cho
hay do đây là các doanh nghiệp không thuộc thẩm quyền quản lý chuyên ngành của
Bộ Công Thương.
Tuy nhiên, với trách nhiệm và vai trò quản lý Nhà nước, việc
kiểm tra, kiểm soát mặt hàng sữa trong những năm qua được Bộ thường xuyên chỉ đạo
lực lượng quản lý thị trường.
Khó giám
sát
Về việc tại
sao các doanh nghiệp
này hoạt động trong suốt 4 năm qua nhưng không bị phát hiện, kiểm tra kiểm soát
hoạt động sản xuất, cung ứng sản phẩm sữa của các doanh nghiệp này ra thị trường
để kịp thời ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng, ông Linh cho rằng do doanh nghiệp thực hiện các thủ
tục, giấy tờ kinh doanh đầy đủ đúng quy định pháp luật hiện hành để che đậy các
vi phạm của sản phẩm mà chỉ có thể phát hiện khi đem đi kiểm nghiệm; và sản phẩm
chưa có phản ánh vi phạm từ người tiêu dùng để có thể thực hiện việc lấy mẫu kiểm
nghiệm.
Thêm nữa,
các doanh nghiệp này chọn kinh doanh sản phẩm không phân phối thông qua hệ thống
siêu thị, đại lý chính thức hoặc chuỗi bán lẻ có kiểm soát, mà chủ yếu được
tiêu thụ bằng hình thức tiếp thị và trực tiếp bán tới tay người tiêu dùng thông
qua việc trà trộn, trá hình vào các hội thảo chuyên ngành, các bệnh viện, phòng
khám.
Bên cạnh đó,
các doanh nghiệp còn thuê một số người nổi tiếng, diễn viên điện ảnh, người mẫu
có sức ảnh hưởng tới xã hội, cộng đồng mạng để quảng cáo và bán trực tiếp tới
tay người tiêu dùng qua các kênh quảng cáo trên mạng xã hội như
YouTube, Facebook, Zalo... để né tránh, gây khó khăn cho công tác giám sát, kiểm
tra của các cơ quan chức năng.
Sự kết hợp giữa quảng cáo sai sự thật qua mạng xã hội và các
kênh phân phối khó kiểm soát đã giúp đường dây này mở rộng phạm vi tiêu thụ
trên toàn quốc, gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và niềm tin của người
tiêu dùng.
Do vậy, từ vụ việc nêu trên, ông Trần Hữu Linh cho biết, Cục
Quản lý và Phát triển thị trường trong nước sẽ chỉ đạo sát sao các Chi cục Quản
lý thị trường tại địa phương, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động lưu
thông, phân phối các sản phẩm sữa, đặc biệt tại các kênh bán lẻ nhỏ lẻ, đại lý
không chính thức, sàn thương mại điện tử và mạng xã hội, nơi tiềm ẩn
nhiều nguy cơ về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng.
Song song với công tác kiểm tra thực địa, Cục Quản lý và
Phát triển thị trường trong nước sẽ tiếp tục thu thập phản ánh từ người tiêu
dùng, đồng thời phối hợp liên ngành với ngành y tế (đối với chất lượng, tiêu
chuẩn và an toàn thực phẩm) và ngành nông nghiệp (đối với sữa nguyên liệu và sản
phẩm nông nghiệp) để thiết lập giải pháp ngăn chặn hiệu quả tình trạng sữa giả,
sữa không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường.
Bộ Công Thương đang tiến hành rà soát, đánh giá toàn diện
công tác quản lý lưu thông hàng hóa đối với mặt hàng sữa, tập trung vào việc nhận
diện các lỗ hổng sau khâu phân phối. Từ đó đề xuất hoàn thiện cơ chế phối hợp
liên ngành, tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả trong kiểm tra, xử lý các hành
vi gian lận thương mại, quảng cáo sai sự thật, và vi phạm an toàn thực phẩm.
Tập trung thực hiện cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng doanh nghiệp công nghệ trong nước, có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu; xây dựng cơ chế giúp doanh nghiệp tiếp cận các Quỹ đầu tư công nghệ, Quỹ đầu tư mạo hiểm… Đây là một số giải pháp trọng tâm để DNNN tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng.
Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà là chủ mưu cầm đầu, đứng sau hai công ty Rance Pharma và Hacofood Group. Hai đối tượng này thành lập hệ sinh thái 9 công ty để sản xuất, phân phối sản phẩm giả.
Lực lượng QLTT Hà Nội phát hiện kho hàng chứa hơn 14.000 sản phẩm dệt kim nghi giả mạo thương hiệu lớn như Adidas, Nike, MLB tại xã La Phù, huyện Hoài Đức.
Mới đây, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm huyện Lộc Bình (tỉnh Lạng Sơn) đã ra quân triển khai kiểm tra các cơ sở dịch vụ ăn uống trong khuôn khổ “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025.
Sữa Hikid bị yêu cầu kiểm tra vì quảng cáo sai quy định như “số 1 chiều cao”, "100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi". Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, thổi phồng sản phẩm sữa Hikid.
Giữa làn sóng dư luận tranh cãi về việc nghệ sĩ quảng cáo quá đà, phát ngôn của Đoàn Di Băng về viên kẹo rau củ tiếp tục thu hút chú ý. Sản phẩm được cho là có liên quan đến Công ty Lô Hội – đơn vị vừa chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định.