Gen Z quay về ‘chiêu’ xài tiền kiểu cũ để kiểm soát chi tiêu
Một "chiêu" quản lý tiền được Gen Z ưa chuộng trên TikTok đang lan rộng đó là: “Cuối tuần chỉ dùng tiền mặt”.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Gần như toàn bộ thế hệ Gen Z đang dựa vào trí tuệ nhân tạo (AI) để vượt qua trường lớp.
Một khảo sát mới của ScholarshipOwl trên hơn 12.000 học sinh trung học và sinh viên đại học cho thấy gần như toàn bộ thế hệ Gen Z đang dựa vào trí tuệ nhân tạo (AI) để vượt qua trường lớp. 97% thừa nhận đã từng sử dụng các công cụ như ChatGPT.
Hơn 1/5 số người được hỏi cho biết họ đã dùng AI để viết bài luận xin học bổng hoặc bài luận vào đại học.
Và con số đó chưa dừng lại ở đó. Khoảng 31% cho biết đã dùng AI để viết bài luận trên lớp, 35% dùng để giải bài tập về nhà. Ngoài ra, 66% sử dụng AI để ôn tập, 56% để luyện thi và 46% để ghi chú bài giảng.
Những gì từng bị coi là “gian lận” nay chỉ còn cách một cú click chuột.
“Thành thật mà nói, tôi chưa từng gặp sinh viên nào không dùng AI hay chưa từng dùng AI để 'gian lận' trong một bài tập”, Roy Lee, cựu sinh viên Đại học Columbia chia sẻ với The Post. Anh cho biết mình đã dùng ChatGPT để viết tới 80% số bài luận trong thời gian học đại học.
“Tôi nghĩ dùng AI để làm việc hiệu quả hơn, để học kiến thức thì không có gì sai. Nhưng nếu dùng AI đến mức không học được gì, thì điều đó có lẽ là không công bằng”, tiến sĩ Thomas Lancaster, chuyên gia tại Đại học Imperial College London nhận định.
ChatGPT là công cụ phổ biến nhất khi 80% sinh viên sử dụng công cụ này. Ngoài ra, nhiều người còn dựa vào Quizlet, Grammarly, Brainly, Google Gemini và các nền tảng khác.
Một số học sinh còn dùng cùng lúc tới 6 công cụ kết hợp để viết bài, nghiên cứu, sắp xếp thông tin và hoàn thành nhiệm vụ học tập với nỗ lực tối thiểu.
Một video lan truyền ghi lại cảnh một sinh viên tốt nghiệp UCLA giơ laptop với cửa sổ ChatGPT mở to trong lễ tốt nghiệp đã thu hút gần 90 triệu lượt xem trên mạng xã hội X.
Phản ứng trái chiều xuất hiện ngay sau đó. “Thế hệ bác sĩ của chúng ta sẽ tiêu đời”, một người dùng viết.
Người khác bình luận: “Nếu ChatGPT là lý do bạn tốt nghiệp, thì ChatGPT đã lấy mất công việc của bạn rồi. Bạn chỉ chưa nhận ra thôi”.
Trong một video TikTok nổi tiếng khác, một sinh viên hét lên với laptop: “ChatGPT tiếp tục cho tôi đáp án sai và tôi sắp hết lượt dùng miễn phí rồi đây!”.
Bài đăng ám chỉ giới hạn lượt sử dụng miễn phí ChatGPT mỗi ngày đã thu hút tới 7 triệu lượt xem.
“Tôi có khoảng 85 tài khoản Google để luân phiên lấy thêm câu trả lời miễn phí”, một người dùng bình luận vui.
Tuy vậy, nhiều chuyên gia cảnh báo xu hướng này có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Một nghiên cứu của MIT cho thấy những sinh viên dùng ChatGPT để viết bài luận có hoạt động não thấp nhất và dần trở nên lười biếng, thường sao chép nguyên văn câu trả lời.
“Tôi từng thấy học sinh cấp ba không thể viết nổi một bài luận nếu không có ChatGPT”, một người dùng mạng cảnh báo.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng lỗi không hoàn toàn thuộc về học sinh.
Richard Clark, chuyên gia về tuyển sinh đại học và giám đốc điều hành tổ chức Strategic Student Access tại Georgia Tech cho biết quá trình tuyển sinh vẫn còn lạc hậu.
“Nói thật, tôi hy vọng AI sẽ đánh dấu sự kết thúc của các bài luận xin học và học bổng. Không ai yêu thích bài luận cả. Ngày càng nhiều trường học muốn nghe tiếng nói thực sự của học sinh, bằng video, âm thanh và các hình thức công nghệ khác, không chỉ là viết lách, mà còn thể hiện con người thật của họ”, ông Clark nhận xét.