Mất cân bằng tài chính từ trào lưu 'đốt tiền' xé túi mù
Thứ sáu, 20/12/2024 14:31 (GMT+7)
Với sức hấp dẫn từ sự hồi hộp và bất ngờ, hàng nghìn bạn trẻ đã đổ tiền đặt hàng trên livestream hoặc đặt mua về tự tay bóc các túi đồ chơi bí mật. Tuy nhiên, đằng sau cơn sốt này là hàng loạt hệ lụy.
Xé túi mù: Trào lưu "đốt tiền" hay thú vui giải trí? Video: Trần Phương
Từ thú vui giải trí đến... “nghiện” mua sắm
Dù phải dậy sớm đi làm nhưng Thái Sơn (23
tuổi, sống tại phường Thịnh Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn tranh thủ dành thời
gian mỗi tối khuya xem livestream “xé túi mù”. Những chiếc túi đồ chơi được đóng kín, chỉ khi mở ra mới
biết bên trong là gì kích thích sự tò mò của người xem. Chỉ sau một tháng Sơn đã chi khoảng 2 triệu đồng mua túi mù, dù mức lương tháng của anh chỉ vỏn
vẹn 6 triệu/tháng.
“Ngày nào tôi cũng mua ít nhất 10 túi, có hôm
mải xem livestream đến quên ăn, quên ngủ. Cảm giác hồi hộp chờ đợi để khám phá
món đồ bên trong khiến tôi không thể dừng lại. Thậm chí, tôi còn xin thêm tiền
mẹ để tiếp tục mua. Với tôi, mở từng chiếc túi giống như nhận được những món
quà bất ngờ,” Sơn chia sẻ.
Ban đầu, Sơn chủ yếu đặt hàng qua livestream của các shop nổi tiếng trên TikTok và Facebook. Tại đây, người bán
trực tiếp “xé túi” để khách hàng thấy được sản phẩm bên trong. Sơn thừa nhận:
“Xem họ mở túi không chỉ mang lại cảm giác hồi hộp mà còn giúp tôi quên đi những
áp lực hàng ngày. Đặc biệt, tôi còn thấy mình như được kết nối với cộng đồng
những người có chung sở thích.”
Thái Sơn đang mải mê bóc và săn túi mù
Không dừng lại ở việc xem livestream, Sơn tìm đến các cửa hàng để tự tay chọn và xé túi. Ban đầu, anh chỉ
mua 5-6 túi mỗi ngày. Nhưng cảm giác tò mò và niềm vui khi tự tay mở túi khiến
anh nhanh chóng tăng số lượng lên đến 10 túi mỗi ngày. “Tôi thường trải túi lên
bàn, từ từ xé từng chiếc để tận hưởng cảm giác hồi hộp. Có món đồ rất đáng yêu,
có món thì không như mong đợi, nhưng tôi vẫn thấy vui”, Sơn chia sẻ thêm.
Niềm đam mê này đã khiến anh dành nhiều thời
gian săn lùng các sản phẩm hiếm hoặc bộ sưu tập đặc biệt. Thậm chí, có những
ngày, anh dành cả buổi chỉ để chọn lựa túi.
Sản phẩm hộp mù cao cấp hơn túi mù...dao động từ 140.000 đồng tới 450.000 đồng
Chị Đỗ Thu
Hiền, chủ cửa hàng lưu niệm trên phố Tôn Thất Tùng (quận Đống Đa, Hà Nội),
chia sẻ: "Khi trào lưu này trở nên phổ biến, các bạn trẻ tìm đến mua rất
nhiều, thậm chí có người lấy sỉ. Nhiều bạn đến mua đơn giản vì tò mò, muốn tự
tay xé thử."
Theo chị Hiền,
các sản phẩm có giá từ 1.000 đến 5.000 đồng/món. Đối với các túi mù chứa đồ vật
lớn hơn, giá dao động từ 20.000 đến 50.000 đồng/món.
Trào lưu “xé túi mù” không chỉ là cơn sốt
nhất thời mà còn khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Ông Công Hùng (56 tuổi, bố của Sơn) bày tỏ: “Ngày nào con tôi cũng mang về hàng chục chiếc túi, đầy màu sắc nhưng không rõ nguồn gốc. Có những hộp nhỏ giá đến vài trăm nghìn. Tôi thấy đây là một sự lãng phí không đáng có”.
Giống như Sơn, Khánh Ngân (25 tuổi, Hà Nội) cũng bị cuốn vào trào lưu này. Cô dành rất nhiều tiền và thời gian để sưu tầm các món đồ bên trong túi. “Mỗi lần xé túi, tôi đều cảm thấy hồi hộp và tò mò, không thể ngừng đặt hàng mỗi khi lướt thấy các video xé túi,” Ngân chia sẻ.
Ban đầu, những món đồ ngộ nghĩnh đáng yêu giúp cô trang trí góc làm việc của mình. Tuy nhiên, sau một thời gian, góc làm việc trở nên chật chội vì chất đầy các sản phẩm từ những túi mù. Ngân đã thử bán lại những món đồ ít giá trị trên các hội nhóm, nhưng do không phải là mẫu được yêu thích, chúng hầu như không có người mua.
Nhiều sản phẩm giá rẻ ngộ nghĩnh đáng yêu, thu hút người tiêu dùng
Nguy cơ mất cân bằng tài chính
Trào lưu “xé túi mù”, hay còn gọi là “blind
box”, đang trở thành hiện tượng trên mạng xã hội, đặc biệt thu hút sự quan tâm
của giới trẻ. Những buổi livestream xé túi mù trên các nền tảng trực tuyến
thường thu hút hàng nghìn lượt xem, nơi người mua háo hức chờ đợi khoảnh khắc
mở túi và khám phá món đồ bất ngờ bên trong.
Hình thức tham gia đơn giản nhưng lại dễ gây
nghiện, người chơi chỉ cần chuyển khoản số tiền theo bảng giá do người bán đưa
ra và chờ đến lượt mình trong các buổi livestream. Tại đó, người bán sẽ trực
tiếp mở từng túi mù theo đơn hàng đã đặt trước, mang đến cảm giác hồi hộp và
phấn khích.
Theo PGS.
TS. Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục,
Đại học Quốc gia Hà Nội, trào lưu này tiềm ẩn những nguy cơ lớn. Ông phân tích:
“Rất nhiều bạn
trẻ sẵn sàng bỏ ra hàng triệu đồng để săn tìm những món đồ ‘bí mật’ hoặc tham
gia vào cuộc đua này. Điều đó dễ dẫn đến nguy cơ cạn kiệt tài chính cho những
người không kiểm soát được bản thân, bị cuốn vào trào lưu mà không lường trước
hậu quả lâu dài.”
Hiện nay, túi mù được bày bán phổ biến trên
các nền tảng thương mại điện tử, với mức giá đa dạng. Nhiều cửa hàng bán túi
theo combo từ 5 đến 20 túi, giá dao động từ 3.000 đến 10.000 đồng mỗi túi. Thậm
chí, một số túi đặc biệt có giá lên đến 450.000 đồng. Tuy nhiên, điều đáng lo
ngại là phần lớn các sản phẩm này không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ hay thông tin
kiểm định chất lượng.
Các sản phẩm rất đa dạng từ giá cả đến hình dáng trên các sàn TMĐT (Ảnh chụp màn hình)
Ngoài nguy cơ mất cân bằng tài chính, trào lưu này còn
tiềm ẩn những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ em. Các
món đồ bên trong túi mù thường là đồ chơi, búp bê hoặc mô hình nhân vật, nhưng
lại có nguy cơ chứa các hóa chất độc hại như phẩm màu, nhựa kém chất lượng,
hoặc các chất không đảm bảo an toàn. Ông Nam cảnh báo: “Trẻ em tiếp xúc
thường xuyên với những món đồ này có thể đối mặt với các nguy cơ sức khỏe lâu
dài. Các chất độc hại có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, da, hoặc thậm chí gây
ngộ độc nếu sản phẩm bị vỡ hoặc có thành phần nguy hiểm.”.
Dù mang lại cảm giác phấn khích nhất thời,
trào lưu “xé túi mù” cũng ẩn chứa những mối nguy hiểm không thể xem nhẹ. Đặc
biệt, giới trẻ và phụ huynh cần suy nghĩ thấu đáo trước khi tham gia để tránh
những hệ lụy không đáng có, bảo vệ sức khỏe và tài chính của bản thân.
Trào lưu mạng xã hội (MXH) hay là các “hot trend” đang nhận được sự quan tâm, ủng hộ và phổ biến rộng rãi trong giới trẻ. Và những ngày qua. cộng đồng mạng Việt Nam lại được phen sốt lên với trào lưu chia sẻ ảnh 10 năm mà quên đi rằng đằng sau đó là những mối nguy hiểm tiềm tàng.
Mỗi một hành động du lịch văn minh, chúng ta đã góp sức bảo tồn hệ sinh thái, duy trì quần đảo xanh để đưa Côn Đảo thành thiên đường nghỉ dưỡng nổi tiếng ở trong và ngoài nước.
Chỉ trong thời gian ngắn, giống mít ruột đỏ Indonesia đã nhanh chóng "gây sốt" tại các chợ dân sinh và sàn thương mại điện tử. Với hương vị đặc biệt, màu sắc bắt mắt, loại trái cây này đang được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, sẵn sàng chi tiền gấp đôi, gấp ba so với mít Thái.
Lực lượng chức năng tỉnh Vĩnh Long vừa triệt phá một tụ điểm tụ tập sử dụng trái phép chất ma túy tại quán karaoke OLALA trên địa bàn TP. Vĩnh Long, phát hiện 19 người dương tính với ma túy.
Cần Thơ tăng cường kiểm soát chất lượng mặt hàng sữa sau khi phát hiện 3 mẫu sữa lưu hành trên thị trường không đạt tiêu chuẩn. Hồ sơ vi phạm đã được chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra để xử lý theo quy định pháp luật.
Sữa giả, thuốc giả, thực phẩm không kiểm định… đang ngang nhiên tung hoành trên thị trường. Dù liên tục được cảnh báo, nhiều người tiêu dùng vẫn dễ dãi tin theo, tiếp tay cho “chợ đen online” ngày càng phát triển.
Ngay sau khi Bộ Công an triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả quy mô lớn có liên quan đến Công ty Rance Pharma, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn đã khẩn trương rà soát và tạm dừng sử dụng sản phẩm sữa Hapomil để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo người dân cần cảnh giác với thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, quảng cáo sai sự thật. Hướng dẫn cách nhận diện sản phẩm kém chất lượng và tra cứu thông tin công khai trước khi mua.
Sau nhiều ngày tăng nóng, giá vàng sáng 19/4 bất ngờ lao dốc mạnh. Vàng miếng SJC giảm tới 4 triệu đồng/lượng, xuống mức 117 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra sau chỉ đạo khẩn của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.