Vụ làm giả nước giặt D-nee, Hygiene: Đề nghị xử lý hình sự nghiêm khắc để răn đe
Thứ sáu, 18/07/2025 14:14 (GMT+7)
Bị phát hiện làm giả hàng loạt sản phẩm nước giặt, nước xả thương hiệu D-nee, Hygiene… Công ty H.V ở Hưng Yên đối mặt án hình sự. Luật sư cho rằng cần xử lý nghiêm hành vi sản xuất hàng giả để bảo vệ người tiêu dùng và ngăn chặn gian lận thương mại.
Một vụ làm giả sản phẩm tẩy rửa vừa bị phát hiện tại Hưng
Yên khiến nhiều người tiêu dùng không khỏi giật mình. Những chai nước giặt, nước
xả có bao bì giống hệt thương hiệu D-nee, Hygiene, Tauau… thực chất là hàng giả,
được pha chế bằng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, đóng gói thủ công và dán nhãn
mác nhái lại thương hiệu nổi tiếng.
Lực lượng chức năng kiểm tra tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ H.V. Ảnh: Chi cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cơ quan chức năng đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi
tố bị can đối với ông L.N.T - Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ
H.V (Hưng Yên), cùng một đồng phạm tên N.V.L (trú tại tỉnh Hải Dương). Cả hai bị
áp dụng biện pháp ngăn chặn: Cấm
đi khỏi nơi cư trú.
Trên phương diện xử lý hành chính, UBND tỉnh Hưng Yên đã phạt
công ty này 180 triệu đồng, đồng thời yêu cầu tiêu hủy toàn bộ số hàng giả được
phát hiện trong đợt kiểm tra đột xuất.
Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Hoàng Văn Hà (Công ty Luật ARC
Hà Nội) nhận định đây là hành vi "đặc biệt nghiêm trọng" vì xâm phạm
trực tiếp đến quyền sở hữu trí tuệ của các thương hiệu đã được bảo hộ, đồng thời
tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và gây rối loạn thị trường
hàng hóa.
“Các đối tượng không chỉ lừa dối người tiêu dùng bằng cách
nhái nhãn hiệu nổi tiếng, mà còn có thể gây hại sức khỏe nếu người dùng tiếp
xúc trực tiếp với hóa chất kém chất lượng trong thời gian dài. Đây là hành vi cần
bị xử lý nghiêm khắc bằng cả biện pháp hình sự và hành chính”, luật sư Hà nhấn mạnh.
Luật sư Hoàng Văn Hà (Công ty Luật ARC Hà Nội). Ảnh: NVCC
Theo luật sư Hà, hành vi của nhóm đối tượng đã đủ yếu tố cấu
thành tội “Sản xuất hàng giả” theo Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017), với khung hình phạt có thể lên tới 15 năm tù. Ngoài ra, nếu các
nhãn hiệu bị làm giả là những thương hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, thì họ
còn có thể bị truy cứu tội “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” theo Điều 226, với
mức phạt tù đến 7 năm, hoặc phạt tiền đến 5 tỷ đồng đối với pháp nhân.
“Phải xử lý cả pháp nhân và cá nhân liên quan. Không thể chỉ
xử phạt hành chính rồi cho tồn tại, bởi điều đó tạo ra tiền lệ nguy hiểm cho
các đối tượng khác. Những hành vi trục lợi như thế này cần được xử lý nghiêm để
tạo sự răn đe và bảo vệ người tiêu dùng cũng như uy tín của doanh nghiệp chân
chính”, luật sư Hà phân tích.
Thông tin từ lực lượng chức năng cho biết, Công ty H.V đã
thu mua nguyên liệu không rõ nguồn gốc, sau đó tự pha chế, đóng gói, dán nhãn
và phân phối sản phẩm ra thị trường dưới dạng hàng hóa mang thương hiệu nổi tiếng.
Hành vi tinh vi, tổ chức bài bản, nếu không bị phát hiện kịp thời có thể khiến
hàng ngàn người tiêu dùng rơi vào “bẫy” dùng phải hàng giả trong thời gian dài.
Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm tẩy rửa được nhiều
người tiêu dùng lựa chọn không chỉ vì thương hiệu mà còn vì niềm tin vào chất
lượng và độ an toàn. Việc làm giả những sản phẩm như nước giặt cho trẻ em, nước
xả vải… không chỉ vi phạm luật pháp mà còn chạm đến lằn ranh đạo đức - khi lợi
dụng chính sự tin tưởng đó để trục lợi bất chính.
Vụ việc tại Hưng Yên không phải là cá biệt. Thời gian qua,
nhiều vụ làm giả mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc bảo vệ thực vật… đã bị
phát hiện. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng mức xử phạt còn nhẹ, thiếu sức răn
đe, khiến các đối tượng sẵn sàng “liều” để thu lời.
Luật sư Hoàng Văn Hà kiến nghị: “Ngoài việc tăng cường thanh
tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất, cơ quan chức năng cần tăng cường xử lý hình
sự và công khai thông tin vi phạm để cảnh tỉnh những tổ chức, cá nhân khác đang
có ý định tương tự".
Vụ việc tại Hưng Yên là hồi chuông cảnh tỉnh rõ ràng cho cả
doanh nghiệp và người tiêu dùng. Bởi thị trường chỉ lành mạnh khi những người
làm ăn gian dối bị loại bỏ, và quyền lợi của người tiêu dùng được đặt lên hàng
đầu.
Một doanh nghiệp tại Hưng Yên vừa bị xử phạt hành chính 180 triệu đồng vì hành vi sản xuất hàng loạt sản phẩm tẩy rửa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng như D-nee, Hygiene và Tauau. Toàn bộ tang vật buộc phải tiêu hủy theo quy định pháp luật.
Ba sản phẩm kem bôi da, gồm hai loại kem chống nắng và một loại kem vitamin E vừa bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi toàn quốc vì là hàng giả, không rõ nguồn gốc, ghi nhãn sai sự thật, tiềm ẩn rủi ro sức khỏe người dùng.
Bày hàng loạt túi xách, ví, kính mắt… giả mạo các thương hiệu đình đám như Gucci, Dior, Chanel ngay giữa trung tâm Đà Nẵng, một cửa hàng thời trang vừa bị xử phạt hơn 100 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng nhái.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang lấy ý kiến dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo, trong đó chú trọng siết chặt hoạt động quảng cáo các sản phẩm mỹ phẩm, sữa và thực phẩm chức năng.
Bộ Y tế vừa yêu cầu thu hồi toàn bộ lô cam thảo vi phạm chất lượng do một công ty ở Hà Nội sản xuất, cảnh báo mức độ nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khỏe người dân.
Gần 4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc bị phát hiện đang trên đường vận chuyển ở Lạng Sơn. Tại Quảng Ninh, một công ty cũng bị phát hiện kinh doanh 90kg mực nhập lậu, không có giấy tờ hợp lệ. Hai vụ việc nối tiếp nhau cho thấy vấn nạn thực phẩm trôi nổi, không kiểm dịch vẫn âm thầm len lỏi trên thị trường.
Trong bối cảnh cả nước đang triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp và cập nhật địa giới hành chính mới, người nộp thuế cần đặc biệt cảnh giác với những chiêu lừa đảo tinh vi. Cục Thuế đã phát đi cảnh báo khẩn, kèm theo 5 khuyến cáo cụ thể giúp người dân không “sập bẫy”.
Sau khi Bộ Y tế xác định “Dầu phong thấp Trường Thọ” là thuốc giả, không đủ điều kiện sản xuất và tiềm ẩn nguy cơ với sức khỏe cộng đồng, Sở Y tế Nghệ An và Thanh Hóa đã đồng loạt phát đi cảnh báo khẩn, yêu cầu ngừng sử dụng và tiêu hủy loại thuốc này.