Vi phạm an toàn thực phẩm có thể bị xử phạt đến 40 triệu đồng
Thứ tư, 18/12/2024 15:24 (GMT+7)
Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tại Kỳ họp thứ XX ngày 12/12, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố (thực hiện Khoản 1 Điều 33 Luật Thủ đô).
Nghị quyết quy định mức tiền phạt áp dụng đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố được quy định tại Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ.
Những hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm không quy định tại Nghị quyết này, hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính áp dụng mức tiền phạt quy định tại Nghị quyết này được áp dụng theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Cụ thể, mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị quyết này bằng 2 lần mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính tương ứng áp dụng cho cá nhân, tổ chức tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP và không vượt quá mức phạt tối đa theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Mức tiền phạt quy định tại Nghị quyết này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại một số khoản là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức tiền phạt đối với tổ chức bằng 2 lần mức tiền phạt đối với cá nhân.
Cụ thể, vi phạm quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có thể bị phạt cao nhất đến 40 triệu đồng.
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm sẽ có mức phạt cao nhất đến 20 triệu đồng.
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín và các loại hình khác thực hiện việc chế biến, cung cấp thực phẩm có mức phạt cao nhất đến 30 triệu đồng.
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố bị phạt cao nhất đến 6 triệu đồng; Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị phạt cao nhất đến 120 triệu đồng. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Chương trình Bình chọn Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2024 đã được Sở Công Thương TP Hà Nội phối hợp triển khai xuyên suốt từ tháng 7/2024 và đã tiếp nhận đăng ký tham gia của gần 200 doanh nghiệp.
Nếu chịu khó theo dõi các chương trình khuyến mãi của các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, người tiêu dùng có thể mua được hàng với giá rẻ hơn 10-40% so với mua ở các chợ.
Black Friday là thời điểm "vàng" để nhiều người săn sale nhưng tình hình kinh tế cuối năm nay còn gặp nhiều khó khăn khiến cho người tiêu dùng rất dè dặt trong mua sắm
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, chưa phát hiện thuốc giả trong bệnh viện công lập do không đủ giấy tờ giấy tờ, chứng từ để tham gia đấu thầu, chủ yếu bán qua mạng và kênh bán lẻ.
Lực lượng QLTT Hà Nội phát hiện kho hàng chứa hơn 14.000 sản phẩm dệt kim nghi giả mạo thương hiệu lớn như Adidas, Nike, MLB tại xã La Phù, huyện Hoài Đức.
Mới đây, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm huyện Lộc Bình (tỉnh Lạng Sơn) đã ra quân triển khai kiểm tra các cơ sở dịch vụ ăn uống trong khuôn khổ “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025.
Sữa Hikid bị yêu cầu kiểm tra vì quảng cáo sai quy định như “số 1 chiều cao”, "100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi". Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, thổi phồng sản phẩm sữa Hikid.