Coca-Cola thu hồi khẩn cấp sản phẩm do nồng độ clorat vượt ngưỡng
Người tiêu dùng nước Anh đang đối diện với hai đợt thu hồi sản phẩm thực phẩm quan trọng, liên quan đến những thương hiệu quen thuộc Coca-Cola và Tesco.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Món ăn gây tranh cãi từ chuột đồng, chuột núi được rao bán công khai tại chợ Quảng Đông, bất chấp cảnh báo nguy cơ bệnh tật và lệnh cấm của chính quyền.
Món chuột khô kỳ dị đang được bày bán công khai tại các chợ ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, khiến nhiều người không khỏi rùng mình. Tuy nhiên, bất chấp vẻ ngoài đáng sợ, món ăn này lại được nhiều người địa phương ưa chuộng và có giá bán không hề rẻ, lên tới 150 nhân dân tệ (khoảng 536.000 đồng) một kg.
Anh Trần, một người dân Phật Sơn, Quảng Đông, đã vô cùng kinh ngạc khi chứng kiến cảnh tượng thịt chuột khô được bày bán la liệt tại chợ địa phương. "Trông chúng cứ như mấy con chuột chết khô ấy, ai mà dám ăn chứ?", anh Trần chia sẻ. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, món ăn này lại là đặc sản được nhiều người Quảng Đông ưa thích, đặc biệt là chuột núi Lạp Sơn.
Chuột được chế biến thành món chuột khô thường là chuột đồng hoặc chuột núi, một phần nhỏ là chuột nuôi, nhưng chủ yếu vẫn là chuột hoang dã bị bắt về. Nguồn cung chuột chủ yếu từ các tỉnh như Tứ Xuyên, Quảng Tây, sau đó được vận chuyển về các tỉnh ven biển để tiêu thụ.
Theo quảng cáo của người bán, chuột khô là món ăn bổ dưỡng, thậm chí còn có câu "một con chuột hơn ba con gà". Món ăn này thường được chế biến bằng cách hấp cơm, xào tỏi tây hoặc cần tây. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, quan niệm này hoàn toàn không có cơ sở khoa học.
Ông Lưu Toàn Sinh, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Động vật, Viện Khoa học Quảng Đông, cảnh báo: "Không có bằng chứng nào cho thấy chuột hoang dã bổ dưỡng hơn gà. Ngược lại, ăn chuột hoang dã còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật".
Các chuyên gia y tế và cơ quan chức năng Trung Quốc đều khẳng định, chuột là loài vật trung gian truyền bệnh nguy hiểm. Dù là chuột đồng, chuột núi hay chuột nhà, chúng đều có thể mang trong mình hàng chục loại bệnh và ký sinh trùng gây hại cho người.
"Chuột hoang dã sống trong môi trường tự nhiên, tỷ lệ mang bệnh rất cao. Chúng có thể mang bệnh nhưng không phát bệnh, nhưng khi truyền sang người thì rất nguy hiểm", ông Lưu Toàn Sinh nhấn mạnh.
Mặc dù tiềm ẩn nhiều nguy cơ và bị luật pháp nghiêm cấm, món chuột khô đặc sản vẫn được bày bán công khai tại nhiều chợ ở Quảng Đông. Các cơ quan chức năng địa phương, từ quản lý thị trường đến kiểm dịch y tế, đều khẳng định việc buôn bán chuột làm thực phẩm là vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, dường như lệnh cấm này chưa thực sự được thực thi nghiêm túc, hoặc người dân vẫn còn thờ ơ với những cảnh báo về an toàn vệ sinh thực phẩm. Tình trạng bày bán chuột khô tràn lan cho thấy lỗ hổng trong quản lý và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân.
Theo ông Lưu Toàn Sinh, để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, chính quyền cần có những hành động quyết liệt hơn nữa. Không chỉ tăng cường kiểm tra, xử phạt các hành vi buôn bán động vật hoang dã trái phép, mà còn cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về nguy cơ tiềm ẩn khi tiêu thụ các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là động vật hoang dã.
"Không phải cứ hoang dã là khỏe mạnh và vệ sinh. Ăn động vật hoang dã, chẳng khác nào rước họa vào thân", ông Lưu Toàn Sinh cảnh báo.