Tiktok là thị trường tiềm năng cho ngành game Việt Nam phát triển
Một trong những trọng tâm của sự kiện Gaming On TikTok Hanoi Summit 2025 là giới thiệu các công cụ và giải pháp mới giúp các nhà phát hành game tối ưu hóa.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu Ireland (DPC) phạt TikTok vì cho rằng nền tảng này vi phạm nghiêm trọng các chính sách bảo mật thông tin người dùng của EU.
Ngày 2/5,Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu Ireland (DPC) – cơ quan giám sát quyền riêng tư của Liên minh châu Âu (EU) – đã ra quyết định phạt TikTok số tiền 530 triệu euro (khoảng 600 triệu USD). Nguyên nhân là nền tảng này không đảm bảo việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dùng EU theo đúng quy định, đặc biệt là liên quan đến việc chuyển dữ liệu sang Trung Quốc.
Ngoài ra, TikTok bị phát hiện cung cấp thông tin sai lệch trong quá trình điều tra. Nền tảng này ban đầu khẳng định không lưu trữ dữ liệu người dùng EEA trên máy chủ tại Trung Quốc. Tuy nhiên, tháng 4/2025, TikTok thừa nhận đã phát hiện từ tháng 2/2025 rằng một lượng dữ liệu người dùng châu Âu hạn chế đã được lưu trữ tại Trung Quốc.
Bên cạnh khoản tiền phạt, DPC yêu cầu TikTok đưa quy trình xử lý dữ liệu vào tuân thủ GDPR trong vòng 6 tháng. Nếu không đáp ứng, TikTok sẽ bị cấm chuyển dữ liệu sang Trung Quốc. Quyết định này đánh dấu lần đầu tiên DPC đưa ra lập trường cứng rắn về việc chuyển dữ liệu sang Trung Quốc, nhấn mạnh mối lo ngại rằng các luật giám sát của Bắc Kinh có thể ảnh hưởng đến quyền riêng tư của người dùng châu Âu.
TikTok không đồng ý với quyết định của DPC và dự định sẽ kháng cáo. Christine Grahn, Giám đốc chính sách công và quan hệ chính phủ của TikTok tại châu Âu, cho biết quyết định của DPC chỉ tập trung vào giai đoạn từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2023, trước khi TikTok triển khai Dự án Clover – sáng kiến trị giá 12 tỷ euro nhằm tăng cường bảo vệ dữ liệu người dùng châu Âu. Grahn nhấn mạnh: "TikTok chưa bao giờ nhận yêu cầu từ chính quyền Trung Quốc về dữ liệu người dùng châu Âu và cũng chưa từng cung cấp dữ liệu này".
Grahn cũng cảnh báo rằng quyết định của DPC có thể tạo tiền lệ tiêu cực, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của EU khi các công ty toàn cầu vận hành tại khu vực này. TikTok khẳng định đã sử dụng các biện pháp như điều khoản hợp đồng tiêu chuẩn (SCC) để kiểm soát chặt chẽ việc truy cập dữ liệu từ xa.
Đây là lần thứ hai TikTok bị DPC phạt. Năm 2023, nền tảng này từng bị phạt 345 triệu euro do vi phạm GDPR liên quan đến xử lý dữ liệu trẻ em, bao gồm cài đặt mặc định công khai tài khoản của người dùng dưới 16 tuổi và thiếu xác minh độ tuổi hiệu quả.
Mối lo ngại về an toàn dữ liệu của TikTok không phải mới. Năm 2022, TikTok cập nhật chính sách quyền riêng tư, cho phép nhân viên tại nhiều quốc gia, bao gồm Trung Quốc, truy cập dữ liệu người dùng để đảm bảo trải nghiệm "nhất quán, thú vị và an toàn". Điều này làm dấy lên lo ngại từ các nhà lập pháp phương Tây về nguy cơ dữ liệu bị chính quyền Trung Quốc sử dụng cho mục đích giám sát.
Quyết định phạt TikTok diễn ra trong bối cảnh các gã khổng lồ công nghệ phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ tại EU. Tháng 4/2025, Apple và Meta bị Ủy ban châu Âu phạt lần lượt 500 triệu và 200 triệu euro theo Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) vì vi phạm quy tắc cạnh tranh công bằng. Với khoản phạt 530 triệu euro, TikTok hiện chịu mức phạt lớn thứ ba trong lịch sử EU, sau Meta (1,2 tỷ euro năm 2023) và Amazon (746 triệu euro năm 2021).