Tiềm lực THACO và VinSpeed trong 'cuộc đua' làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thứ tư, 28/05/2025 09:43 (GMT+7)
Hai doanh nghiệp tư nhân là THACO và VinSpeed đều có đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với tổng vốn hơn 61 tỷ USD, song với các điều kiện, cơ chế mong muốn khác nhau.
Ảnh minh họa.
Đề xuất làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam của THACO và VinSpeed có gì khác nhau?
Mới đây, Tập đoàn Trường Hải (THACO Group) vừa có văn bản đề xuất với Thủ tướng Chính phủ đề xuất được tham gia đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam theo hình thức doanh nghiệp tư nhân tự thực hiện, không sử dụng vốn ngân sách, không đề nghị Nhà nước hỗ trợ lãi vay.
Trước đó khoảng 10 ngày, CTCP Đầu tư và Phát triển đường sắt cao tốc VinSpeed - thành viên mới trong hệ sinh thái do tỷ phú Phạm Nhật Vượng sáng lập cũng gửi đề xuất đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
Cả hai doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông mang tính đột phá, phục vụ nền kinh tế và đời sống nhân dân.
So sánh đề xuất đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam:
STT
Tiêu chí
THACO
VINSPEED
1
Tổng mức đầu tư
Khoảng 61,35 tỷ USD, chưa bao gồm
chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Khoảng 61,35 tỷ USD, chưa bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
2
Phương án vốn
Doanh nghiệp góp 20% bằng vốn tự có, 80% vay từ các tổ chức tín dụng
trong và ngoài nước.
Kiến nghị Chính phủ bảo lãnh và hỗ trợ toàn bộ lãi vay
trong 30 năm, được đảm bảo bằng tài sản hình thành từ dự án.
Doanh nghiệp thu xếp 20%. 80% vay từ Nhà
nước với lãi suất 0%, thời hạn 35 năm kể từ ngày giải ngân.
3
Hình thức đầu tư
Đầu tư trực tiếp. Doanh nghiệp thành lập công ty
dự án, giữ cổ phần chi phối, đồng thời mời các tập đoàn trong nước cùng góp vốn.
Cam kết dự án không chuyển nhượng cho nhà đầu tư nước ngoài, kể cả cổ phần hay quyền
khai thác.
Đầu tư trực tiếp.
4
Tiến độ thực hiện
7 năm chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn
1 trong 5 năm đầu (đoạn Hà Nội - Hà Tĩnh và TP HCM - Nha Trang).
Giai đoạn 2 trong 2 năm còn lại (đoạn Hà Tĩnh - Nha Trang)
5 năm. Kỳ vọng khởi công trước tháng 12/2025 và khai
thác toàn tuyến trước tháng 12/2030.
5
Thời gian hoạt động
70 năm (phù hợp với Luật Đầu tư)
99 năm.
6
Phương án kinh doanh
Giá vé do cơ quan nhà nước phê duyệt
Giá vé tối thiểu 60 - 75% giá trần vé máy bay bình quân
7
Chuyển giao Công nghệ
THACO sẽ hợp
tác chuyển giao công nghệ từ các đối tác châu Âu như Đức, Pháp và châu Á như
Nhật Bản, Hàn Quốc. Đồng thời đào tạo nhân lực để tiến tới làm chủ kỹ thuật.
Chưa đề xuất rõ
8
Chính sách ưu đãi
Mong muốn được ưu tiên giao quỹ đất để phát
triển đô thị theo mô hình TOD (phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng).
Các ưu đãi khác gồm: Miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị,
phương tiện trong nước chưa sản xuất được; áp dụng đầy đủ cơ chế, chính sách
đặc thù, ưu đãi đầu tư ở mức cao nhất theo quy định hiện hành.
Tự đề xuất được chỉ định làm nhà đầu tư các dự án khu đô thị, bất động sản phụ cận ga tàu.
Trước đó, Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết 17/2/2024. Dự án có quy mô 1.541 km, điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP HCM), đi qua 20 tỉnh thành.
Toàn tuyến được đầu tư mới khổ đôi 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; có 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa. Dự án được áp dụng hình thức đầu tư công, tổng mức đầu tư sơ bộ 1,713 triệu tỷ đồng (hơn 67 tỷ USD).
Về phương án đầu tư, cả THACO và VinSpeed đều đề xuất chuyển sang mô hình đầu tư tư nhân trực tiếp. Tức là, VinSpeed hoặc THACO sẽ trở thành chủ đầu tư dự án, thay vì Nhà nước.
THACO không chỉ hướng đến hoàn thiện tuyến vận tải tốc độ cao, mà còn kỳ vọng dự án sẽ góp phần hình thành ngành công nghiệp đường sắt trong nước, thúc đẩy các ngành nền tảng như luyện kim, cơ khí, công nghiệp số.
Tương tự, VinSpeed cũng cho biết "sẽ hợp tác sâu rộng với các doanh nghiệp trong nước để xây dựng đồng thời toàn tuyến, từng bước phát triển ngành công nghiệp đường sắt cao tốc, góp phần tạo niềm tự hào cho người Việt".
Về công nghệ và khả năng thực thi, VinGroup thông tin đang thỏa thuận với đối tác đến từ các quốc gia có ngành công nghiệp đường sắt phát triển hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Đức, Nhật Bản để nhận chuyển giao công nghệ và sản xuất các đầu máy, toa xe cùng hệ thống tín hiệu, điều khiển tại Việt Nam. Cam kết tiến độ 5 năm hoàn thành toàn tuyến.
Trong khi đó, THACO cho biết sẽ cùng với các doanh nghiệp trong trong nước hợp tác để nhận chuyển giao công nghệ một cách hợp lý từ các đối tác có kinh nghiệm hàng đầu thế giới tại châu Âu (Đức, Pháp,…); châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc,…). Đơn vị chia dự án thành hai giai đoạn, với giai đoạn đầu kéo dài 5 năm và giai đoạn sau 2 năm.
Tiềm lực của THACO và VinSpeed
THACO là một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam với các ngành nghề chính về sản xuất và lắp ráp ô tô, nông nghiệp, cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, đầu tư xây dựng, thương mại, dịch vụ và giao nhận vận chuyển.
Nhóm 6 công ty thành viên chủ lực là Thaco Auto (ô tô), Thaco Agri (nông nghiệp), Thaco Industries (cơ khí và công nghiệp hỗ trợ), Thilogi (giao nhận vận chuyển), Thadico Đại Quang Minh (đầu tư, xây dựng) và Thiso (thương mại bán lẻ). Ngoài công ty HAGL Agrico (Mã: HNG) mua lại từ HAGL của ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), hệ sinh thái Thaco chưa có doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Cuối năm 2020, THACO đã tăng vốn điều lệ từ mức 16.950 tỷ đồng lên 30.510 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông hiện nay gồm: ông Trần Bá Dương (người sáng lập, Chủ tịch HĐQT) và gia đình sở hữu 72% vốn.
Theo báo cáo tài chính từ THACO, tại thời điểm 30/6/2024, tập đoàn có vốn chủ sở hữu ở mức 54.260 tỷ đồng. Báo cáo cũng hé lộ hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của THACO là 2,45 lần. Quy đổi ra giá trị, khoản nợ phải trả của THACO là gần 133.000 tỷ đồng ở thời điểm giữa năm 2024.
Ở thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, tình hình kinh doanh của THACO khá khả quan, với lợi nhuận sau thuế thường dao động 5.000 - 6.000 tỷ đồng. Riêng năm 2015, lợi nhuận vượt mốc 7.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế của tập đoàn này bắt đầu suy giảm từ 2023. Số liệu mới nhất cho thấy, nửa đầu năm 2024, THACO ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 1.011 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ.
Với VinSpeed, công ty nàycó vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng, được kỳ vọng sẽ là mũi nhọn tiếp theo trong hệ sinh thái của Vingroup.
Điều đặc biệt trong cơ cấu góp vốn là sự xuất hiện của cả ba tầng: cá nhân Phạm Nhật Vượng, gia đình ông và các pháp nhân trong hệ sinh thái Vingroup.
Cụ thể, ông Vượng góp tới 3.060 tỷ đồng, chiếm 51% cổ phần. Hai người con trai của ông, mỗi người góp 30 tỷ đồng, chiếm 0,5% cổ phần. Em gái của bà Phạm Thu Hương - phu nhân ông Vượng, là bà Phạm Thúy Hằng, góp 3%.
Trong khi đó, Tập đoàn Vingroup góp 600 tỷ đồng (10%), còn CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam, một pháp nhân có liên hệ mật thiết với Vingroup, nắm 35% cổ phần còn lại.
Ở góc độ thị trường vốn, với 6.000 tỷ đồng vốn điều lệ nhưng VinSpeed cần huy động hơn 312.300 tỷ đồng để đáp ứng phần vốn tự có 20% theo phương án đầu tư đường sắt cao tốc Bắc Nam. Trong bối cảnh đó, VinSpeed gần như hoàn toàn dựa vào uy tín và tiềm lực của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cùng hệ sinh thái Vingroup để làm bàn đạp đàm phán chính sách.
Vingroup được thành lập từ năm 1993 bởi tỷ phú Phạm Nhật Vượng, đang là tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam. Hệ sinh thái này có hàng trăm công ty con, nổi bật nhất là Vinpearl, Vinfast, Vinhomes, Vinmec, Vinschool... Số lượng nhân sự toàn hệ thống khoảng 67.300 người.
Theo báo cáo tài chính quý I/2025, Tập đoàn Vingroup có tổng tài sản 823.270 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu gần 157.500 tỷ đồng, gấp nhiều lần THACO.
Vinspeed đề xuất tự thu xếp 20% vốn là 312.000 tỷ đồng, con số này gấp gần 2 lần vốn chủ sở hữu của Vingroup.
Ngoài tập đoàn mẹ Vingroup, hệ sinh thái còn các công ty thành viên chủ lực (Vinpearl, Vinfast, Vinhomes, Vincom Retail). NgoàiVinfast niêm yết tại Mỹ, ba công ty còn lại đều niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE). Trong đó, Vingroup, Vinhomes và Vinpearl nằm trong Top10 công ty có vốn hóa lớn nhất thị trường.
Ngày 15/5, Văn phòng Chính phủ ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về đề xuất đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam của Công ty CP Đầu tư và phát triển đường sắt cao tốc Vinspeed.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed vừa có văn bản chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, dự kiến hoàn thành vào năm 2030.
Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa đề xuất với Thủ tướng Chính phủ đề xuất được tham gia đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với tổng vốn hơn 61 tỷ USD.
Các cổ phiếu nhóm vận tải biển và dệt may tiếp tục thu hút dòng tiền trong phiên chứng khoán 27/5, đẩy VN-Index tăng hơn 7 điểm. Một số mã tăng kịch trần sau quyết định của phía Chính phủ Mỹ.
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đang thổi luồng sinh khí mới tới khu vực doanh nghiệp tư nhân, trong đó có doanh nghiệp bất động sản.
Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa đề xuất với Thủ tướng Chính phủ đề xuất được tham gia đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với tổng vốn hơn 61 tỷ USD.
Trước sự cố “bịt ổ điện” tại nhiều cửa hàng The Coffee House gây tranh cãi, chuyên gia truyền thông Nguyễn Đình Thành cho rằng phản hồi của nhãn hàng có thể bị đánh giá là thiếu chân thành và không làm khách hàng thỏa mãn.
Theo VARS, mặc dù quá trình triển khai Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp đã có nhiều kết quả bứt phá trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, việc triển khai phân khúc nhà ở xã hội vẫn còn nhiều vấn đề “trăn trở”.