Thị trường hàng hóa diễn biến giằng co phiên đầu tuần
Thứ ba, 22/04/2025 13:34 (GMT+7)
Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến tương đối giằng co trong phiên giao dịch đầu tuần (21/4). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index suy yếu 0,2% về mốc 2.172 điểm.
Với 6/7 mặt hàng đồng loạt giảm giá, thị trường nông sản đã gây chú ý trong có phiên giao dịch hôm qua. Bên cạnh đó, nhóm kim loại phân hóa rõ nét trong bối cảnh cung - cầu diễn biến trái chiều.
Thị trường hàng hóa diễn biến giằng co phiên đầu tuần.
Giá đậu tương đóng cửa đảo chiều
Theo ghi nhận của MXV, giá đậu tương ghi nhận mức giảm nhẹ 0,68% về mức 378 USD/tấn trong phiên giao dịch đầu tuần. Thị trường không giữ được đà tăng trong đầu phiên, khi giá nhanh chóng quay đầu suy yếu theo xu hướng chung của các mặt hàng nông sản.
Yếu tố thời tiết tại Mỹ không có tác động đáng kể đến thị trường. Mưa lớn cuối tuần qua tại Texas, Oklahoma và Missouri đã cải thiện độ ẩm đất tại các khu vực khô hạn, hỗ trợ tiến độ gieo trồng tại khu vực Midwest. Mặc dù một số khu vực có thể bị trì hoãn do mưa, thị trường vẫn đánh giá đây là rủi ro ngắn hạn và chưa gây lo ngại vào thời điểm hiện tại.
Thị trường hàng hóa diễn biến giằng co phiên đầu tuần.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nước này đã nhập khẩu 2,44 triệu tấn đậu tương Mỹ trong tháng 3, tăng 12% so với cùng kỳ và nâng tổng nhập khẩu quý I lên 11,6 triệu tấn, cao hơn 62% so với năm trước.
Mặc dù vậy, các chuyên gia dự báo đậu tương Brazil sẽ chiếm lĩnh thị trường trong các tháng tới khi mùa thu hoạch tại nước này bước vào cao điểm. Bên cạnh đó, sản lượng đậu tương nội địa Trung Quốc cũng dự kiến tăng 2,5% trong năm nay, cho thấy xu hướng giảm phụ thuộc vào nhập khẩu trong dài hạn. Đây là yếu tố đã góp phần gây sức ép lên giá.
Trong khi đó, một số thông tin thương mại tích cực đã xuất hiện nhưng chưa đủ lực để đảo chiều thị trường. Trong đó có việc Mỹ và Ấn Độ đạt được một thỏa thuận thương mại song phương và đề xuất thu phí tàu Trung Quốc theo Điều 301 được sửa đổi theo hướng loại trừ hàng nông sản, giảm thiểu rủi ro cho hoạt động xuất khẩu đậu tương. Nhật Bản cũng được cho là đang cân nhắc tăng nhập khẩu đậu tương từ Mỹ, nhưng chưa có chi tiết cụ thể.
Tương tự đậu tương, hai mặt hàng thành phẩm là khô đậu và dầu đậu đều đồng loại suy yếu. Giá dầu đậu tương giảm nhẹ không đáng kể 0,1%, cho thấy phe bán đã quay trở lại thị trường sau 5 phiên tăng liên tiếp. Sự thiếu rõ ràng về chính sách hỗ trợ nhiên liệu sinh học tại Mỹ tiếp tục làm suy yếu kỳ vọng tiêu thụ dầu đậu tương của nước này, khiến giá chịu áp lực.
Thị trường hàng hóa diễn biến giằng co phiên đầu tuần.
Thị trường kim loại diễn biến trái chiều
Phiên giao dịch đầu tuần chứng kiến xu hướng phân hóa rõ nét trên thị trường kim loại. Trên thị trường kim loại quý, giá bạc đóng cửa nhích nhẹ 0,16% lên mức 32,52 USD/ounce. Trong khi giá bạch kim quay đầu suy yếu 1,01% xuống còn 967,1 USD/ounce. Nhu cầu phòng vệ tài chính từ các nhà đầu tư đã kéo dòng tiền đổ về thị trường kim loại quý, trong đó có bạc trong phiên giao dịch ngày hôm qua.
Ở chiều ngược lại, giá bạch kim chịu sức ép khi triển vọng tiêu thụ ô tô tại Mỹ trở nên kém tích cực hơn, qua đó có thể làm giảm nhu cầu đối với bạch kim trong lĩnh vực sản xuất bộ chuyển đổi xúc tác của ô tô. Theo Cloud Theory, một tổ chức theo dõi giá xe tại Mỹ, giá xe mới tại đây đã tăng vượt mốc 50.000 USD và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng. Giá xe tăng mạnh khiến người tiêu dùng thận trọng hơn trong quyết định mua sắm. Trong khi đó, kể từ tháng 2, nhiều hãng xe và đại lý đã chủ động cắt giảm các chương trình ưu đãi và khuyến mại, làm suy yếu sức mua trên thị trường ô tô.
Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng COMEX đảo chiều giảm 0,22%, lùi về mức 10.424USD/tấn. Trong khi, quặng sắt tiếp tục đi lên thêm 1,91%, đạt 99,36 USD/tấn.
Giá đồng đang chịu áp lực giảm khi nguồn cung tại Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 3. Ở một diễn biến khác, quặng sắt mở rộng đà tăng nhờ số liệu xuất khẩu thép tích cực tại Trung Quốc.
Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI theo Quyết định 1103/QĐ-BCT, giao Cục Xuất nhập khẩu tiếp nhận và triển khai, đảm bảo thông suốt hoạt động cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo đúng quy định.
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đạt đến đỉnh điểm mới khi chính quyền Trump áp mức thuế quan 245% lên hàng hóa Trung Quốc. Bắc Kinh đáp trả mạnh mẽ, tuyên bố "không sợ chiến đấu" và yêu cầu Mỹ từ bỏ áp lực để đàm phán.
Không đơn thuần chỉ là trào lưu ôn thi, loại thuốc được quảng cáo là “hack não siêu đỉnh” đang được rao bán tràn lan khắp mạng xã hội. Nhưng phía sau lớp vỏ hào nhoáng là hiểm họa cho sức khỏe và tâm lý của giới trẻ nếu lạm dụng hoặc sử dụng không rõ nguồn gốc.
Ba sản phẩm mỹ phẩm của Shynh Beauty bị Bộ Y tế đình chỉ lưu hành, thu hồi toàn quốc do vi phạm ghi nhãn và công thức. Doanh nghiệp này từng dính hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực mỹ phẩm, thẩm mỹ.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị kiểm tra và xử lý hàng loạt trường hợp quảng cáo thực phẩm chức năng vi phạm trên mạng xã hội, đáng chú ý có các tên tuổi như Ngân 98, Ngân Collagen và fanpage "Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng".
Nội dung chỉ đạo được nêu rõ trong văn bản vừa được Văn phòng Chính phủ phát đi, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu ngành y tế khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng giả các mặt hàng thuốc liên quan đến sức khỏe người dân.
Trong 4 tháng đầu năm 2025, mặt hàng cau ghi nhận mức tăng trưởng nhập khẩu kỷ lục, với tốc độ tăng tới 1.303% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị hơn 11,3 triệu USD, theo thống kê từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam.
Chiều 26/6, Liên Bộ Công Thương - Tài chính thông báo về việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu. Trong kỳ điều hành này, giá xăng dầu trong nước sẽ được điều chỉnh hai lần do việc chuẩn bị thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 có hiệu lực từ 1/7/2025.