Trung Quốc 'theo đến cùng' nếu Mỹ tăng thêm 50% thuế quan, EU chuẩn bị trả đũa
Trước lời đe dọa của phía Mỹ, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc đã cứng rắn đáp trả, khẳng định Trung Quốc sẽ "theo đến cùng".
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Nối tiếp chuỗi giao dịch tiêu cực của tuần trước, sau kỳ nghỉ lễ, áp lực bán tiếp tục bao trùm lên cả thị trường chứng khoán với toàn bộ nhóm ngành giao dịch trong sắc đỏ. Các nhóm có vốn hóa lớn gồm bất động sản, ngân hàng, chứng khoán đang là những lực cản mạnh nhất của thị trường.
Thị trường chứng khoán sau Lễ Giỗ tổ Hùng Vương mở cửa với sắc đỏ bao trùm. Sau khoảng 35 phút giao dịch, VN-Index giảm hơn 60 điểm với gần 120 mã giảm sàn. HNX-Index và UPCoM-Index cũng giao dịch tiêu cực với sắc đỏ lan tỏa trên diện rộng. Thống kê tại thời điểm 10h sáng cho thấy, toàn thị trường có hơn 610 mã cổ phiếu giảm điểm, trong đó giảm sàn tới 158 mã.
Lúc 10h ngày 8/4, HoSE mất gần 61 điểm, tương ứng giảm gần 5% về 1.150 điểm. Trong đó có tới 429 mã giảm điểm với hơn 9.000 tỷ đồng được giao dịch bán ra.
Các nhóm có vốn hóa lớn gồm bất động sản, ngân hàng, chứng khoán đang là những lực cản mạnh nhất của thị trường. Riêng bộ ba này đã lấy đi hơn 35 điểm của VN-Index.
Theo dõi giao dịch theo từng mã, các bluechip như VCB, BID, TCB, CTG, FPT, HPG, MBB, GAS, ... đang là nguyên nhân chính khiến thị trường HOSE đổ dốc, trong khi sắc xanh của SAB, PGV, KOS, NSC, SVI... không đủ để níu lại màu chủ đạo tích cực cho thị trường.
Một loạt mã cổ phiếu giảm sàn ngay mở phiên là FRT của FPT Retail, CTD của Coteccons, HPX của CTCP Đầu tư Hải Phát, ST8 của Tập đoàn ST8, FIT của Tập đoàn F.I.T, ANV của CTCP Nam Việt (công ty xuất khẩu cá tra), MSH của May Sông Hồng…
Tại sàn HNX, chỉ số Index giảm gần 13 điểm về 204 điểm, tương ứng giảm gần 6%. Nhóm này đang ghi nhận 148 mã giảm điểm, 22 mã tăng và 20 mã giao dịch tham chiếu. 8 mã nằm sàn ngay đầu phiên là MIC, KSV, PTD, VÌ, BKC, BVS, TNG và TIG. Những mã này lấy đi của HNX-Index gần 7 điểm.
Trước bối cảnh thị trường kém tích cực và triển vọng tăng trưởng lợi nhuận bị điều chỉnh giảm, MBS Research hạ dự báo VN-Index cuối năm và khuyến nghị nhà đầu tư thận trọng với nhóm cổ phiếu xuất khẩu, đồng thời ưu tiên các ngành phòng thủ như điện, nước và công nghệ.
Theo MBS, bên cạnh yếu tố thuế, thị trường còn đang chịu ảnh hưởng từ một số yếu tố khác như sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán Mỹ, sự suy giảm của nhóm cổ phiếu công nghệ, và khoảng trống thông tin do chưa bước vào mùa công bố báo cáo tài chính. Biến động tỷ giá cũng là yếu tố khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn.
Trước những diễn biến mới, MBS đã điều chỉnh dự báo đối với chỉ số VN-Index trong năm 2025, hạ mục tiêu từ 1.400–1.420 điểm xuống còn 1.350–1.380 điểm. Đồng thời, dự báo tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết cũng được điều chỉnh giảm từ mức 18%-19% xuống còn 16%-16,5%.
Tuy nhiên, nhóm phân tích vẫn duy trì quan điểm tích cực trong trung và dài hạn nhờ nền tảng vĩ mô ổn định, chính sách tiền tệ nới lỏng, cùng kỳ vọng nâng hạng thị trường vào năm 2025 theo FTSE và năm 2026 theo MSCI.
Điểm qua tuần giao dịch trước đó, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến áp lực mạnh mẽ chưa từng có khi VN-Index sụt giảm hơn 100 điểm chỉ trong hai phiên giao dịch. Lực bán ròng kỷ lục từ khối ngoại cùng với tâm lý nhà đầu tư trở nên tiêu cực do quyết định áp thuế đối ứng 46% từ Tổng thống Mỹ đã khiến thị trường rơi vào trạng thái cực đoan.
Trên thị trường quốc tế, thị trường chứng khoán Mỹ cũng đã trải qua một phiên giao dịch đầy biến động khi xuất hiện các thông tin trái chiều về kế hoạch áp thuế đối ứng của Mỹ. Tuy nhiên, đến cuối phiên, Dow Jones và S&P 500 vẫn quay đầu giảm.
Thị trường chứng khoán châu Âu giảm mạnh vào ngày 7/4, tăng thêm lo ngại về đợt suy giảm toàn cầu bắt đầu từ tuần trước sau các thông báo mới về đòn thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Cụ thể, chỉ số DAX của Đức giảm đến 10%, trong khi chỉ số CAC 40 của Pháp và FTSE 100 của Anh cũng giảm đáng kể.
Chỉ số Stoxx 600 của toàn châu Âu giảm 4% vào lúc 12h11 (theo giờ London), với tất cả lĩnh vực và sàn giao dịch chính đều chịu tổn thất nặng nề.
Những biến động này phản ánh lo ngại của nhà đầu tư về tác động tiêu cực của các biện pháp thuế quan đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng và các công ty phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Các quốc gia đang đề ra các sách lược để đối phó với Mỹ. Trung Quốc tuyên bố trả đũa bằng cách áp mức thuế 34% đối với hàng hóa đến từ xứ cờ hoa. Còn Liên minh châu Âu cam kết sẽ thực hiện các biện pháp đối phó nếu các cuộc đàm phán với Mỹ thất bại.