Phát hiện 15.000 mặt nạ dưỡng da nhập lậu giữa lòng Hà Nội
Thứ năm, 24/07/2025 11:52 (GMT+7)
Giữa lúc thị trường mỹ phẩm đang vào mùa cao điểm, lực lượng chức năng Hà Nội bất ngờ phát hiện một lô lớn mặt nạ dưỡng da nhập lậu, với tổng số lượng lên tới 15.000 sản phẩm. Toàn bộ đều không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ và được xác định là hàng lậu.
Trước đó,
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 5 - Cục QLTT Hà Nội đã phối hợp cùng Công an phường Vĩnh Hưng (quận
Hoàng Mai, Hà Nội) tiến hành kiểm tra một cơ sở kinh doanh mỹ phẩm tại địa chỉ số 419
phố Vĩnh Hưng. Cơ sở do bà P.H.D đứng tên.
Tại thời điểm kiểm tra, bà D. không xuất trình được Giấy chứng
nhận đăng ký hộ kinh doanh. Đáng chú ý, lực lượng chức năng phát hiện trong kho
có tới 15.000 sản phẩm mặt nạ dưỡng da nhãn hiệu Lucenbase Whitening
Moisturizing Mask, dung tích 25ml/sản phẩm. Trên bao bì thể hiện đây là hàng sản
xuất ở nước ngoài, có giá niêm yết tại cơ sở là 12.000 đồng/sản phẩm, tổng trị
giá ước tính khoảng 180 triệu đồng.
Tuy nhiên, chủ cơ sở hoàn toàn không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của lô hàng. Qua xác minh, toàn bộ
số mặt nạ trên được xác định là hàng hóa nhập lậu, vi phạm nghiêm trọng quy định
pháp luật về kinh doanh mỹ phẩm và thương mại.
Hiện vụ việc đang được Đội QLTT số 5 phối hợp cùng Công an
phường Vĩnh Hưng (Hà Nội) tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, xử lý theo đúng quy định pháp luật.
Các sản phẩm vi phạm đã được niêm phong và tạm giữ, đồng thời mở rộng xác minh
để điều tra nguồn gốc nhập lậu và đường dây phân phối.
Hàng trăm sản phẩm đồ gia dụng như nồi, chảo, quạt, máy đánh trứng… bị phát hiện không có giấy tờ hợp pháp tại một cơ sở kinh doanh ở Hoàng Mai, Hà Nội. Cơ quan chức năng đã lập biên bản tạm giữ.
Gần 4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc bị phát hiện đang trên đường vận chuyển ở Lạng Sơn. Tại Quảng Ninh, một công ty cũng bị phát hiện kinh doanh 90kg mực nhập lậu, không có giấy tờ hợp lệ. Hai vụ việc nối tiếp nhau cho thấy vấn nạn thực phẩm trôi nổi, không kiểm dịch vẫn âm thầm len lỏi trên thị trường.
Một kho hàng nằm ngay tại TP Móng Cái (Quảng Ninh) vừa bị lực lượng chức năng phát hiện chứa hơn 47.000 sản phẩm nhập lậu, vận hành bằng phần mềm nước ngoài, kết nối hàng trăm tài khoản TikTok và nguồn hàng từ 1688.com. Vụ việc hé lộ một mắt xích buôn lậu xuyên biên giới tinh vi núp bóng thương mại điện tử.
Ngày 24/7, tin từ Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, mới đây, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với ông Chu Bá Hiện - chủ hộ kinh doanh mỹ phẩm tại phường Việt Yên, sau khi phát hiện ông này đang buôn bán hơn 2.200 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
8 sản phẩm mỹ phẩm của Công ty TNHH Thương mại Vạn Minh vừa bị Cục Quản lý Dược thu hồi số tiếp nhận do vi phạm công thức và ghi nhãn sai sự thật. Công ty này cũng bị tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ công bố mới.
Một loại thuốc trị hen suyễn phổ biến mang nhãn Theophylline 100mg vừa bị phát hiện là thuốc giả, hàm lượng dược chất chỉ đạt chưa tới 20% so với tiêu chuẩn. Cục Quản lý Dược cảnh báo khẩn, yêu cầu thu hồi toàn quốc, truy tìm tận gốc lô hàng nguy hiểm này.
Chỉ trong vài tuần gần đây, hàng loạt đường dây buôn bán, sản xuất hàng giả đã bị bóc gỡ tại TP HCM và Hà Nội. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, lực lượng chức năng đang cho thấy thái độ không khoan nhượng trước vấn nạn hàng giả, hàng cấm. Thông điệp được phát đi rõ ràng: Xử lý tận gốc, triệt để, không ngoại lệ và tuyệt đối không có vùng cấm.
Hơn 98kg thuốc tân dược chưa hết hạn bất ngờ bị đổ giữa đường ở Đà Nẵng. Sau gần 2 tháng điều tra, Công ty Dược Trung ương 3 chính thức bị xử phạt vì hàng loạt vi phạm trong xử lý chất thải y tế.
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước khẩn cấp yêu cầu các địa phương chuẩn bị ứng phó bão số 3 WIPHA. Trọng tâm là đảm bảo an ninh hàng hóa thiết yếu, kiểm soát thị trường, tránh đầu cơ găm hàng, tăng giá bất hợp lý, giúp dân yên tâm.