Xe chở Tổng thống Serbia văng lốp khi chạy tốc độ cao
Chiếc xe chở Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã bị nổ lốp khi ông trên đường đi công tác. Chính phủ nước này đang mở một cuộc điều tra để làm rõ nguyên nhân sự việc.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Chiếc xe điện bỗng dưng bốc cháy sát chân một trung tâm thương mại ở Ôn Châu, Chiết Giang (Trung Quốc), lan sang cả chiếc Porsche đỗ kế bên.
Một vụ cháy ô tô điện xảy ra vào khoảng 15h ngày 27/3 (giờ địa phương) tại quảng trường Chí Tín, Long Cảng, thành phố Ôn Châu (Trung Quốc), đã thu hút sự chú ý trên mạng xã hội. Theo lời kể của các nhân chứng ngọn lửa bùng phát dữ dội từ chiếc xe điện, nhanh chóng lan sang một chiếc Porsche đậu gần đó.
Hậu quả của vụ cháy khiến chiếc Porsche bị hư hỏng nghiêm trọng: phần thân xe cháy sém, kính chắn gió trước vỡ tan, nội thất bên trong bị thiêu rụi một phần. Trong khi đó, chiếc xe điện – nguồn phát cháy – bị lửa nuốt chửng hoàn toàn, không còn khả năng cứu vãn.
Anh Trần, nhân chứng tại hiện trường, kể: “Chiếc xe điện đột nhiên phát hỏa, rồi một tiếng nổ lớn vang lên. Ngọn lửa thiêu rụi xe điện, lan sang cửa hàng lân cận và chiếc Porsche”. Sau vụ cháy, chiếc ô tô điện mini chỉ còn khung sắt, trong khi Porsche cháy toàn bộ phần thân trái, kính vỡ nát, nội thất hư hỏng nghiêm trọng.
Được biết, chiếc xe điện trong vụ việc thuộc dòng "xe điện tốc độ thấp", với vận tốc tối đa không vượt quá 45 km/h. Loại xe này còn được gọi là "xe điện người già" vì thường phục vụ người cao tuổi hoặc những người không có kỹ năng lái xe vững vàng. Trước đây, dòng xe này từng rất phổ biến tại Trung Quốc nhờ ưu điểm không yêu cầu bằng lái phức tạp. Tuy nhiên, hiện nay số lượng xe đã giảm đáng kể do tiêu chuẩn an toàn thấp. Dù tốc độ không cao, nhiều người lớn tuổi vẫn điều khiển xe chen lẫn với ô tô thông thường trên đường, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Tại Việt Nam, dòng "xe điện người già” cũng xuất hiện trên thị trường dưới dạng nhập khẩu không chính thức. Với mức giá dao động từ 20 đến 50 triệu đồng cùng thiết kế nhỏ gọn, chúng thu hút sự quan tâm của không ít người tiêu dùng. Tuy nhiên, cơ quan đăng kiểm hiện chỉ cấp phép cho một số xe điện hoạt động trong phạm vi hẹp như khu du lịch, khu nghỉ dưỡng. Các loại xe trôi nổi trên thị trường chưa đáp ứng đủ điều kiện để tham gia giao thông đường bộ theo quy định pháp luật.
Hiện tại nguyên nhân vụ cháy chưa được xác định, nhưng nhiều ý kiến trên mạng xã hội nghi ngờ do pin – điểm yếu cố hữu của dòng xe giá rẻ. Cơ quan chức năng Ôn Châu đang điều tra và chưa công bố kết luận.
Ngày nay, sự phát triển các dòng xe ô-tô điện đang trở thành một xu hướng mang tính đột phá trong ngành công nghiệp xe hơi toàn cầu. Xu hướng này được dự báo sẽ ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia và khách hàng, khi sở hữu các ưu điểm vượt trội như tiết kiệm chi phí sử dụng và giảm phát thải ra môi trường.
Nhưng cùng với việc chuyển đổi sang xe ô tô điện, phương tiện này lại xuất hiện một thách thức mới, đó là việc dập tắt đám cháy do pin xe điện gây ra rất khó, mặc dù các vụ cháy liên quan đến xe ô tô điện rất hiếm khi xảy ra.
Nghiên cứu của AutoinsuranceEZ cho biết xe điện chạy pin chỉ có 0,03% khả năng bốc cháy, so với 1,5% khả năng xảy ra cháy nổ của xe sử dụng động cơ đốt trong.
Tuy nhiên, khi cháy, pin lithium-ion bốc cháy nóng hơn, nhanh hơn, cần hàng chục nghìn lít nước và nhiều giờ để dập tắt, so với xe xăng chỉ cần vài phút.
Điều đáng nói là pin có thể bốc cháy lại sau hàng giờ hoặc thậm chí vài ngày khi vụ cháy ban đầu đã được kiểm soát, khiến các bãi cứu hộ, cửa hàng sửa chữa và những nơi khác có thể gặp nguy hiểm.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân của pin lithium-ion bốc cháy là do hiện tượng thoát nhiệt. Cụ thể, pin điện áp cao được tạo thành từ nhiều cell được xếp chặt chẽ với nhau bên trong hộp kín nước, chống cháy. Khi pin lithium-ion quá nóng, nó sẽ giải phóng khí oxy tạo ra một phản ứng hóa học tỏa nhiệt rất lớn, lên tới 650 độ C.
Nhiệt lượng tỏa ra từ mỗi tế bào riêng lẻ khiến dải phân cách sẽ tan chảy và cực âm và cực dương kết nối với nhau. Điều này được gọi là ngắn mạch bên trong. Khi có hiện tượng ngắn mạch bên trong một số hoặc toàn bộ bộ pin, nó sẽ dễ tạo tia lửa, gây cháy nổ.
Pin lithium-ion có thể cháy nóng hơn và lâu hơn nhiều so với xăng. Chính điều này đã gây ra những thách thức không nhỏ đối với lính cứu hỏa. Hiện tại, chưa có bất kỳ giải pháp hay công cụ nào thực sự hiệu quả để ngăn chặn sự thoát nhiệt trong pin của xe điện.
Xe ô tô điện đang là xu hướng toàn cầu nhờ tiết kiệm chi phí và giảm phát thải. Tuy nhiên, an toàn pin vẫn là thách thức. Các hãng như Ford, Volkswagen đang chuyển sang pin lithium sắt phosphate (LFP), ít phụ thuộc kim loại quý như cobalt, nickel, đồng thời giảm nguy cơ cháy.