Bị sa thải vì 'quá xinh đẹp', nữ trợ lý uất ức trước phán quyết của tòa án
Một nữ trợ lý nha khoa bị sa thải với lý do "quá xinh đẹp", đáng nói là tòa án tối cao đã phán quyết việc sa thải này là hợp pháp.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Câu chuyện về một nữ bác sĩ trẻ tuổi có nghề tay trái là nhặt phế liệu đang thu hút sự chú ý lớn, thách thức những định kiến về công việc và thu nhập trong xã hội hiện đại.
Trong bối cảnh chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cao trong khi mức lương cơ bản khó có sự bứt phá, việc nhiều người tìm kiếm các công việc phụ để gia tăng thu nhập đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, câu chuyện về cô Hùng, một nữ bác sĩ trẻ tại Thành Đô, Tứ Xuyên (Trung Quốc), đã gây chú ý lớn, khiến mọi người thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội.
Cô Hùng (26 tuổi) hiện đang làm bác sĩ tại khoa phục hồi chức năng của một bệnh viện tư nhân ở Thành Đô. Công việc hàng ngày của cô là chăm sóc và tập luyện cho các bệnh nhân cao tuổi nội trú, giờ giấc cố định bắt đầu lúc 8h sáng và kết thúc lúc 5h30 chiều.
Sau khi hoàn thành ca làm việc chính tại bệnh viện, cô Hùng không nghỉ ngơi hay theo đuổi các sở thích thông thường mà lại chọn làm công việc nhặt phế liệu. Đoạn video cô chia sẻ về cuộc sống "hai mặt" này đã nhanh chóng lan truyền trên Weibo, nhận được đông đảo sự chú ý. Trong khi nữ bác sĩ nhận được nhiều lời tán dương, cho rằng cô thực sự dũng cảm, không ngại khó, ngại khổ làm việc khó khăn, vất vả, kiếm tiền chính đáng thì bên cạnh đó, cô cũng vấp phải không ít ý kiến trái chiều, thậm chí là chế giễu từ một bộ phận cư dân mạng, gọi đây là công việc nhặt rác bẩn thỉu.
Trước những thắc mắc và cả lời lẽ ác ý, nữ bác sĩ thẳng thắn chia sẻ về lý do đằng sau quyết định của mình. Cô cho biết, bố mẹ cô đã mở và điều hành một trạm thu mua phế liệu. Đối với cô, việc tham gia vào công việc này sau giờ làm không chỉ là giúp đỡ gia đình mà còn là cách để san sẻ gánh nặng với bố mẹ. "Tôi làm nhiều hơn một chút thì bố mẹ sẽ làm ít hơn một chút", cô nói, đồng thời xem đây là cơ hội để "học thêm một kỹ năng sinh tồn" cần thiết.
Trạm phế liệu của gia đình cô Hùng chuyên thu mua các loại phế liệu kim loại. Khối lượng công việc khá lớn, đòi hỏi nhiều công sức phân loại và sắp xếp trước khi bán. Mặc dù gia đình có thuê thêm nhân công, nhưng lượng phế liệu thu về hàng ngày vẫn khiến cô, bố và mẹ thường xuyên phải làm việc đến tận 9 - 10 giờ tối mới có thể trở về nhà.
Một khía cạnh khác trong câu chuyện của nữ bác sĩ Hùng gây chú ý là vấn đề thu nhập. Cô tiết lộ rằng mức lương hàng tháng tại bệnh viện của mình là 4.000 nhân dân tệ (tương đương khoảng 14,3 triệu đồng) theo tỷ giá hiện tại. Dù không nhận lương trực tiếp từ trạm phế liệu của gia đình nhưng cô khẳng định rằng việc giúp đỡ bố mẹ đã mang lại thu nhập chung cho gia đình, bố mẹ cũng thường cho cô tiền tiêu vặt. Nữ bác sĩ tự tin tuyên bố, cô "kiếm tiền còn nhiều hơn ở bệnh viện" thông qua công việc phụ này.
Trước những lời chê bai về sự không sạch sẽ của công việc nhặt phế liệu, nữ bác sĩ giải thích rằng phế liệu kim loại không thực sự bẩn như mọi người nghĩ, chủ yếu chỉ có một ít rỉ sét có thể dính vào quần áo và không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Cô cũng chia sẻ rằng mình đã thích nghi tốt với việc luân chuyển giữa môi trường làm việc tại bệnh viện và trạm phế liệu.
Đối với những nghi ngờ cho rằng cô đăng video chỉ để tìm kiếm sự nổi tiếng trên mạng, cô Hùng cũng thẳng thắn phủ nhận. Cô cho biết mục đích chỉ là ghi lại cuộc sống hàng ngày của mình, thực tế cô đã bắt đầu chia sẻ các video liên quan đến trạm phế liệu từ năm 2020, rất lâu trước khi câu chuyện này lan truyền rộng rãi.
Câu chuyện của nữ bác sĩ trẻ họ Hùng không chỉ đơn thuần là về việc kiếm thêm thu nhập, còn là lời khẳng định về phẩm giá của mọi công việc và sự cần thiết của sự linh hoạt trong thời đại kinh tế đầy biến động.