Người phụ nữ tử vong ngay trước cửa ngân hàng vì bị từ chối rút tiền
Sự việc đau lòng đã xảy ra tại Hồ Nam, Trung Quốc, một phụ nữ 62 tuổi qua đời ngay trước cửa ngân hàng sau khi bị từ chối rút tiền để cấp cứu.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Một nữ trợ lý nha khoa bị sa thải với lý do "quá xinh đẹp", đáng nói là tòa án tối cao đã phán quyết việc sa thải này là hợp pháp.
Melissa Nelson, một nữ trợ lý nha khoa với hơn một thập kỷ làm việc tận tâm tại cùng một phòng khám ở Iowa, Mỹ từng được ông chủ là bác sĩ James Knight ngợi khen là "trợ lý xuất sắc nhất". Tuy nhiên, sự nghiệp của cô bỗng chốc chấm dứt một cách đột ngột và đầy bất ngờ vào một ngày năm 2010. Lý do sa thải được đưa ra khiến dư luận không khỏi bàng hoàng, đó là do vợ của bác sĩ Knight cho rằng Melissa "quá xinh đẹp, quá hấp dẫn".
Melissa Nelson, người bắt đầu làm việc cho bác sĩ Knight từ năm 1999 khi mới 20 tuổi, luôn hoàn thành tốt công việc và chưa từng bị kỷ luật. Tuy nhiên, căng thẳng bắt đầu xuất hiện vào năm 2010. Bác sĩ Knight bắt đầu bình luận về trang phục của cô, cho rằng quần áo của Melissa "quá bó sát" khiến ông mất tập trung và yêu cầu cô mặc áo blouse. Dù Melissa phủ nhận việc ăn mặc không phù hợp, cô vẫn tuân thủ yêu cầu.
Melissa khẳng định mối quan hệ giữa hai người chỉ dừng lại ở mức đồng nghiệp, bạn bè hoặc "giống như cha con", nhưng bác sĩ Knight dường như có những suy nghĩ khác. Các cuộc trò chuyện qua tin nhắn điện thoại, ban đầu chỉ là chuyện gia đình và việc vặt, dần trở nên nhạy cảm hơn. Bác sĩ Knight từng nói những câu đùa khiếm nhã về trang phục của Melissa và thậm chí nhắn tin hỏi cô về vấn đề cá nhân tế nhị. Melissa không trả lời tin nhắn đó và cũng không khiếu nại vào thời điểm ấy.
Bước ngoặt xảy ra vào năm 2009 khi vợ của bác sĩ Knight, bà Jennie, xem được lịch sử tin nhắn giữa chồng và Melissa. Bà Jennie đã nổi giận và kiên quyết yêu cầu chồng sa thải nữ trợ lý. Thay vì tham khảo ý kiến luật sư hay chuyên gia nhân sự, hai vợ chồng bác sĩ Knight lại tìm đến sự giúp đỡ của mục sư nhà thờ để giải quyết vấn đề. Mục sư cũng đồng tình rằng Melissa nên rời khỏi phòng khám.
Vào ngày 4/1/2010, trước sự chứng kiến của mục sư, bác sĩ Knight đã đọc một tuyên bố đã chuẩn bị sẵn, thông báo sa thải Melissa Nelson và đưa cho cô một tháng tiền lương thôi việc. Lý do được ông đưa ra là mối quan hệ của ông và cô Melissa đang gây rắc rối cho gia đình ông. Dù Melissa đã khóc và bày tỏ tình yêu với công việc, bác sĩ Knight vẫn giữ nguyên quyết định.
Sau khi bị sa thải, Melissa Nelson đã đệ đơn khiếu nại lên Ủy ban Dân quyền bang Iowa và được chấp thuận khởi kiện bác sĩ Knight vì vi phạm Luật Dân quyền bang, cấu thành hành vi phân biệt giới tính. Tuy nhiên, vụ kiện này đã trải qua nhiều cấp xét xử với những phán quyết gây tranh cãi.
Tòa án sơ thẩm ban đầu cho rằng đây không phải là phân biệt giới tính theo đúng nghĩa, bởi ông chủ sa thải cô không phải vì cô là phụ nữ nói chung, mà vì cô là "người phụ nữ cụ thể đó". Vụ việc sau đó được đưa lên Tòa án Tối cao bang Iowa. Tại đây, các thẩm phán đã đưa ra một phán quyết khiến nhiều người sốc, việc người sử dụng lao động sa thải nhân viên dựa trên các yếu tố liên quan đến mối quan hệ cá nhân và gia đình, không cấu thành hành vi phân biệt đối xử theo luật định. Nói cách khác, tòa cho rằng "ông Knight không phân biệt đối xử phụ nữ, chỉ là không muốn ngoại tình với người phụ nữ này". Kết quả là Melissa Nelson đã thua kiện và mất đi công việc mà cô đã gắn bó hơn mười năm.
Những ngày gần đây, khi làn sóng sa thải thêm khắc nghiệt, vụ án này lại được nhắc lại trên nhiều phương tiện truyền thông, trở thành một trường hợp điển hình, được thảo luận rộng rãi khắp thế giới, làm nổi bật sự phức tạp và đôi khi phi lý trong các quy định về giới tính, phân biệt đối xử và quan hệ quyền lực tại nơi làm việc.