VinFast đạt doanh thu hơn 1,8 tỷ USD, đặt mục tiêu hòa vốn trong năm nay
VinFast giao gần 100.000 ô tô điện trong năm 2024, doanh thu hơn 1,8 tỷ USD. Hãng đặt mục tiêu gấp đôi sản lượng và chiếm 40% thị phần ô tô Việt Nam trong năm nay.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Tay nắm cửa ẩn, màn hình cảm ứng trung tâm, vô lăng bán nguyệt hay cần số điện tử... đều được coi là xu hướng tương lai. Nhưng khi đưa vào sử dụng thực tế, không ít người dùng lại cảm thấy khó chịu vì sự bất tiện mà chúng mang lại.
Cùng với xu hướng tối giản và "công nghệ hóa" thiết kế, nhiều mẫu ô tô hiện nay tích hợp những trang bị, tính năng mới nhằm tạo sự khác biệt và nâng cao trải nghiệm sử dụng. Tuy nhiên, không ít chi tiết trong số đó bị người dùng phản ánh là kém thực dụng, thậm chí ảnh hưởng đến quá trình vận hành xe hàng ngày. Dưới đây là bốn thiết kế hiện đại đang gây tranh cãi.
Ban đầu chỉ xuất hiện trên xe thể thao và siêu xe nhằm cải thiện khí động học, tay nắm cửa ẩn hiện nay đã phổ biến trên các mẫu xe điện và xe phổ thông đời mới. Thiết kế này giúp ngoại hình xe trở nên gọn gàng, hiện đại và mang hơi hướng tương lai. Tuy vậy, tay nắm cửa dạng ẩn có thể gây phiền toái trong một số tình huống. các khu vực có khí hậu lạnh, tuyết rơi hoặc đóng băng có thể khiến cơ chế trượt bị kẹt.
Trong điều kiện mưa gió, tay cầm vật nặng hoặc bẩn, việc mở cửa trở nên lúng túng do thiếu điểm tựa vật lý rõ ràng. Trường hợp xấu hơn, nếu hệ thống điện gặp sự cố, người dùng gần như không thể mở cửa theo cách thông thường.
Việc loại bỏ các nút cơ học truyền thống để thay bằng màn hình cảm ứng cỡ lớn đang trở thành xu hướng thiết kế nội thất xe hiện đại. Các tính năng như điều hòa, âm lượng, đèn, ghế sưởi… đều được tích hợp vào màn hình trung tâm, tạo cảm giác hiện đại và tối giản.
Tuy nhiên, thao tác trên màn hình cảm ứng không mang lại phản hồi xúc giác, khiến người lái dễ mất tập trung khi phải rời mắt khỏi đường để tìm kiếm chức năng. Việc sử dụng trong khi xe đang di chuyển trở nên khó khăn và tiềm ẩn rủi ro mất an toàn.
Ngoài ra, nếu màn hình bị lỗi hoặc hỏng, các tính năng cơ bản như điều hòa, âm thanh, đèn… cũng bị vô hiệu hóa. Giao diện phức tạp và độ trễ thao tác khiến người dùng dễ bực bội khi cần điều chỉnh nhanh chóng.
Vô lăng kiểu "yoke" từng là đặc trưng của các mẫu concept, nay đã xuất hiện trên một số dòng xe thương mại như Tesla Model S Plaid hay Lexus RZ. Thiết kế này mang lại vẻ hiện đại, thể thao và giúp cải thiện tầm quan sát cụm đồng hồ.
Tuy nhiên, vô lăng bán nguyệt khiến người dùng gặp khó khăn khi đánh lái, đặc biệt trong các tình huống quay đầu hoặc cần thao tác gấp. Việc thiếu điểm tựa phía trên khiến tài xế dễ bị tuột tay, nhất là khi xe vận hành ở tốc độ thấp hoặc khi đỗ xe.
Nhiều tài xế phản ánh tư thế cầm không tự nhiên, dễ gây mỏi vai và tay trong hành trình dài. Cách cầm truyền thống ở vị trí "9 giờ - 3 giờ" hoặc "10 giờ - 2 giờ" khó áp dụng trên vô lăng dạng này. Sau nhiều phản hồi tiêu cực, Tesla thậm chí phải cung cấp thêm tùy chọn vô lăng tròn truyền thống cho khách hàng.
Thay vì cần số cơ học, nhiều mẫu xe đời mới chuyển sang sử dụng dạng núm xoay, nút bấm hoặc cảm ứng để điều khiển hộp số. Thiết kế này giúp khoang nội thất gọn gàng, tạo cảm giác hiện đại và cao cấp hơn. Các kiểu cần số này thường không cho cảm giác phản hồi rõ ràng. Người lái buộc phải nhìn vào màn hình hoặc đèn báo để kiểm tra trạng thái số, dễ dẫn đến mất tập trung khi điều khiển xe. Trong tình huống khẩn cấp hoặc cần chuyển số nhanh, thao tác trở nên phức tạp và mất thời gian.
Một số mẫu xe còn thiết kế các nút P, R, N, D thành hàng ngang hoặc giấu ở những vị trí khó quan sát, khiến người dùng dễ thao tác nhầm. Khi hệ thống gặp lỗi, xe có thể kẹt ở số P hoặc không cho chuyển số, gây bất tiện lớn. Thêm vào đó, chi phí sửa chữa của loại cần số này cũng cao hơn đáng kể so với cơ chế truyền thống.