Cải tạo chung cư cũ Hà Nội lên 40 tầng cần chủ đầu tư 'đẳng cấp'
Thứ sáu, 28/03/2025 13:34 (GMT+7)
Chuyên gia cho rằng việc cải tạo, xây dựng chung cư cũ tại Hà Nội lên đến 40 tầng phải được thực hiện bởi những chủ đầu tư có đủ tiềm lực tài chính, công nghệ hiện đại
UBND TP Hà Nội vừa chấp thuận cho quận Ba Đình nghiên cứu quy hoạch cải tạo ba khu chung cư cũ: Thành Công, Giảng Võ và Ngọc Khánh. Phương án phải hoàn thành trước 31/3, riêng Ngọc Khánh kéo dài đến tháng 5/2025.
Dự thảo quy hoạch cho phép tăng chiều cao công trình nhưng không làm gia tăng dân số hay gây áp lực lên hạ tầng. Cụ thể, khu Thành Công có thể đạt tối đa 40 tầng, giảm từ 68 tòa xuống còn 24 tòa. Khu Giảng Võ sẽ còn 11 tòa thay vì 22 tòa hiện nay, còn khu Ngọc Khánh sẽ giảm từ 36 xuống 9 tòa.
Khu tập thể Thành Công, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Ảnh: Trịnh Hải
Các chuyên gia đánh giá nét mới đột phá này sẽ tháo “điểm nghẽn”, tạo cơ chế đẩy việc cải tạo chung cư cũ vốn luôn “trượt” mọi tiến độ, kế hoạch đặt ra. Ngoài ra, Hà Nội cần khai thác không gian ngầm đô thị để giải quyết bài toán hạ tầng khi cải tạo chung cư cũ.
Tiến sĩ, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nhấn mạnh rằng Luật Đất đai và Luật Thủ đô đã đề cập đến vấn đề này, nhưng quy hoạch chi tiết vẫn cần định hướng rõ ràng.
Hiện Hà Nội đã phê duyệt Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đến năm 2030, tầm nhìn 2050, song phạm vi mới giới hạn từ 15 mét trở lên. Ông Nghiêm cho rằng để đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ, thành phố cần quyết liệt thực hiện, bám sát đổi mới, đồng thời áp dụng mô hình phát triển đô thị theo định hướng TOD (đô thị phát triển dựa trên các trạm phương tiện giao thông công cộng) nhằm tối ưu hóa hạ tầng và quỹ đất.
Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội, cho rằng phương án nâng chiều cao lên 40 tầng để cải tạo chung cư cũ Thành Công là hợp lý, giúp phá vỡ thế bế tắc kéo dài nhiều năm.
Tuy nhiên, việc xây dựng từ 30 lên 40 tầng đòi hỏi công nghệ khác biệt. Bài toán đặt ra là phải đảm bảo hạ tầng thông suốt, không gia tăng dân số, không tạo thêm áp lực đô thị. Điều này sẽ loại bỏ những nhà tư vấn và nhà đầu tư thiếu tầm vóc.
Theo ông Huy Ánh, chỉ những chủ đầu tư có đủ tiềm lực tài chính, công nghệ hiện đại và năng lực quản trị mới có thể tham gia dự án. Đây là xu hướng tất yếu của các đô thị lớn như Bangkok (Thái Lan) hay Kuala Lumpur (Malaysia), nơi những tập đoàn hàng đầu dần thay thế các nhà đầu tư nhỏ để phát triển các khu đô thị đẳng cấp, hướng tới nhóm khách hàng chất lượng cao.
Hiện trạng khu tập thể Thành Công xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Trịnh Hải
Theo ông Đỗ Hà Thanh, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng và đô thị quận Ba Đình, việc nâng tầng sẽ giúp tạo quỹ đất thương mại, thu hút nhà đầu tư và đảm bảo quỹ nhà ở cho người dân tái định cư.
Lãnh đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cũng khẳng định, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo không cấm xây dựng cao tầng nhưng cần đảm bảo nguyên tắc là không gia tăng dân số và bổ sung hạ tầng.
Mới đây, tại cuộc họp xem xét phương án quy hoạch chi tiết khu vực cải tạo, tái thiết, xây dựng lại 3 khu chung cư cũ Thành Công, Giảng Võ, Ngọc Khánh, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Dương Đức Tuấn đặc biệt nhấn mạnh đến yêu cầu đổi mới, bứt phá.
Trong đó, đối với khu chung cư cũ Thành Công, thành phố yêu cầu UBND quận Ba Đình và đơn vị tư vấn nghiên cứu bổ sung, phát triển không gian xanh, có thể kết hợp không gian ngầm; một số khu đất hạ tầng kỹ thuật cải tạo chỉnh trang được kết hợp, tích hợp trong không gian xanh, cảnh quan.
Đặc biệt, đối với không gian “lõi” sẽ nghiên cứu phát triển cao tầng hơn. Đây là khu vực sẽ bố trí chung cư, tái định cư với chiều cao tối đa 40 tầng, áp dụng công trình điểm nhấn cho khu vực TOD, theo quy định của Luật Thủ đô.
Ngoài ra, Phó chủ tịch thành phố cũng yêu cầu quận cần tính toán hài hòa diện tích sàn căn hộ thương mại dôi dư, tạo ra quỹ đất “thương phẩm” thương mại dịch vụ lớn hơn.
Đối với khu chung cư cũ Giảng Võ và phụ cận, việc nghiên cứu một số công trình cao tầng mang tính bứt phá tại khu vực gần trục đường Giảng Võ, Kim Mã để kiến tạo tổ hợp khối đế công trình với chức năng thương mại, dịch vụ… cũng được khẳng định là cần thiết.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo và xây dựng lại các khu tập thể Kim Liên, Khương Thượng, Trung Tự và khu vực phụ cận tại quận Đống Đa. Đây là những khu tập thể lâu đời, hiện đang rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành các quyết định về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu tập thể ở Quận Đống Đa là Kim Liên, Khương thượng, Trung Tự và phụ cận, tỷ lệ 1/500.
Giá căn hộ sơ cấp mở mới tại Hà Nội quý 4/2024 ghi nhận tốc độ tăng giá 54% so với cùng kỳ 2023, dự báo tiếp tục tăng trong năm 2025. Tâm điểm của thị trường đang chuyển dần sang khu Bắc và khu Đông với các đại đô thị đồng bộ.
Lần đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới, thí sinh lựa chọn 2 trong 9 môn tự chọn, với đề thi chia thành 48 mã, tăng gấp đôi so với trước.
Áp lực từ đề Toán ngày thi đầu khiến nhiều thí sinh bước vào ngày thi thứ hai với tâm lý nặng nề, dù đã ôn luyện kỹ lưỡng và được gia đình, thầy cô động viên hết mức.
Chiều 26/6, Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết về miễn học phí cho học sinh công lập và hỗ trợ học phí cho học sinh tư thục, mở ra một trang mới cho giáo dục Việt Nam: Giáo dục phổ thông sẽ dần trở thành một quyền được đảm bảo, thay vì một gánh nặng tài chính.
Thí sinh rời phòng thi Ngữ văn với hai luồng cảm xúc: Nhiều em phấn khởi vì đề vừa sức, dễ liên hệ thực tiễn; Một số khác tiếc nuối vì lúng túng, bỏ sót ý trong phần nghị luận.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 bắt đầu với hơn 1,1 triệu thí sinh sáng 26/6. Tuy nhiên, tại điểm thi Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, một phụ huynh lặng lẽ chờ con được xem xét thi lại vì nhập viện ngay trước giờ G.