Giá chỉ từ vài chục nghìn đồng, nhiều loại máy cạo râu đang được rao bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi và giá thành thấp, không ít người dùng đã gặp phải những rắc rối về chất lượng và an toàn sức khỏe khi sử dụng các sản phẩm này.
Coi chừng “tiền mất - tật mang” vì ham rẻ
Chỉ
cần gõ từ khóa “máy cạo râu giá rẻ” trên các nền tảng thương mại điện tử như
Shopee, Lazada hay Tiki, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy hàng trăm mẫu
máy với mức giá từ 40.000 - 150.000 đồng. Nhiều sản phẩm được mô tả bắt mắt với những cụm từ
như “công nghệ cao”, “lưỡi dao thép Nhật Bản”, “cạo sát không đau”... Tuy
nhiên, thực tế sử dụng lại khác xa quảng cáo.
Theo ghi nhận chỉ cần bỏ ra từ 50.000 đồng là có thể mua được sản phẩm máy cạo râu trên các sàn thương mại điện tử. Ảnh chụp màn hình
Anh
Nguyễn Văn Hùng (35 tuổi, Hà Nội) kể đã mua một chiếc máy cạo râu giá 40.000 đồng
vì thấy nhiều đánh giá 5 sao. “Dùng hai lần thì da bị ngứa rát, nổi mẩn. Bác sĩ
da liễu chẩn đoán do kích ứng với vật liệu lưỡi dao kém chất lượng”, anh Hùng
nói.
Một
người tiêu dùng khác, anh Trần Hoàng Minh (27 tuổi) cho biết, chiếc máy cạo râu anh mua với giá 55.000 đồng chỉ sử
dụng được vài lần đã hỏng, đồng thời gây xước da và để lại vết thâm trên mặt. “Râu của tôi cứng nên nghĩ dùng máy cạo râu sẽ tiện
hơn. Ai ngờ mới dùng được 3 lần thì hỏng, lại còn bị xước da, thâm hết hai bên
má. Vậy rất nhiều người đánh giá cao. Thôi coi như học phí cho sự chủ quan”, anh Minh chia sẻ.
Nhiều đánh giá gay gắt của người dùng để lại sau khi nhận và trải nghiệm sản phẩm giả rẻ, gần như không nhận được phản hồi từ người bán. Ảnh màn hình
Trên
các mục đánh giá sản phẩm, nhiều người dùng để lại phản hồi tiêu cực như: “Cạo
không đứt râu, máy chạy ồn, hình ảnh quảng cáo không đúng với sản phẩm thực tế”; “Hàng mall kiểu gì mà nhìn như mua ngoài chợ, kêu
thì to, cạo mãi không sạch, chẳng giống gì ảnh quảng cáo. Thất vọng toàn tập” hoặc “Sạc một
lần là hỏng, không giống mô tả”. Đáng nói, phần lớn các nhà bán hàng đều không
có phản hồi, không giải thích hay hỗ trợ người mua.
Cẩn trọng với hàng không rõ nguồn gốc
Theo
các chuyên gia ngành thiết bị chăm sóc cá nhân, máy cạo râu là sản phẩm tiếp
xúc trực tiếp với da mặt, vùng da nhạy cảm và dễ tổn thương. Nếu sử dụng sản phẩm có lưỡi
dao kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn an toàn, người dùng có thể đối mặt với
các tình trạng kích ứng, trầy xước, nhiễm khuẩn hoặc viêm da.
Anh
Trung Hiếu, chủ một cửa hàng thiết bị chăm sóc cá nhân tại Hà Nội cho biết:
“Nhiều máy giá rẻ dùng lưỡi dao không đảm bảo, khi sử dụng dễ gây trầy da, nhất
là với người có râu cứng hoặc da nhạy cảm. Rẻ nhưng hại sức khỏe là không
đáng”. Theo anh Hiếu, chỉ cần khoảng 200.000 đồng,
người dùng đã có thể mua được máy cạo râu chính hãng, dùng ổn định nhiều năm.
Ảnh minh họa.
Chị
Thu Trang, nhân viên kinh doanh tại một cửa hàng điện máy tại quận Cầu
Giấy (Hà Nội) chia sẻ, hiện người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang các sản phẩm
phổ thông, giá vừa phải nhưng có thương hiệu và chế độ bảo hành rõ ràng.
“Không cần loại cả triệu bạc, nhưng nhất định phải là
hàng có đánh giá rõ ràng, bảo hành đầy đủ”, chị Trang nhấn mạnh.
Theo
khảo sát thị trường, ba thương hiệu đang được ưa chuộng nhất trong phân khúc sạc
dự phòng phổ thông – trung cấp gồm Xiaomi, Panasonic và Philips, với mức giá
dao động từ 300.000 đến 1.000.000 đồng. Trong đó, Xiaomi chiếm ưu thế nhờ mức
giá rẻ, độ bền ổn định và hiệu suất sử dụng tốt, phù hợp với nhu cầu phổ thông.
Panasonic giữ được sự tin cậy bởi thương hiệu lâu năm và chất lượng bền bỉ.
Trong khi đó, Philips thuộc phân khúc cao hơn, với giá gần 1 triệu đồng, nổi bật
nhờ khả năng sạc nhanh, dung lượng lớn, pin khỏe.
Theo
các chuyên gia, khi chọn mua máy cạo râu, người tiêu dùng cần lưu ý: - Ưu
tiên sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đến từ thương hiệu uy tín và có chính sách
bảo hành cụ thể. - Tránh
mua hàng quá rẻ không có đánh giá xác thực hoặc thiếu thông tin về chất liệu,
thông số kỹ thuật. - Người
có râu dày, râu cứng nên chọn máy có công suất cao, đầu cạo linh hoạt và lưỡi
dao sắc để hạn chế tổn thương da khi sử dụng. - Kiểm
tra đánh giá sản phẩm từ người dùng thật, tránh tin hoàn toàn vào các nhận xét ảo
hoặc hình ảnh quảng cáo bắt mắt.
Mùa nồm đến, nhà cửa ẩm ướt, quần áo khó khô, sàn nhà "đổ mồ hôi" khiến ai cũng khó chịu. Máy hút ẩm được xem là cứu tinh, nhưng chọn sai có thể khiến tiền mất, mà độ ẩm vẫn cao! Vậy làm sao để mua đúng loại máy hiệu quả, tiết kiệm?
Mùa nồm ẩm đang đến gần, thị trường máy hút ẩm tại miền Bắc trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Do độ ẩm không khí thường xuyên vượt ngưỡng 90%, nhiều gia đình tìm kiếm giải pháp để bảo vệ sức khỏe, hạn chế nấm mốc và cải thiện chất lượng không khí trong nhà.
Mùa nồm ẩm miền Bắc có độ ẩm khá cao cùng mưa phùn kéo dài, khiến cho quần áo lâu khô hơn thường ngày, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt. Vì thế, nhiều người bắt đầu tìm mua các loại tủ sấy, máy sấy quần áo.
Không cần mặt bằng lớn hay vốn đầu tư hàng trăm triệu, nhiều bạn trẻ đã nhanh chóng nắm bắt xu hướng, kiếm bộn tiền dịp lễ 30/4 - 1/5 nhờ dịch vụ cho thuê áo dài.
Tiến sĩ Daisy Kanagasapapathy (giảng viên ngành Quản trị du lịch và khách sạn, Đại học RMIT) cảnh báo, các vụ lừa đảo trực tuyến nhắm vào khách du lịch có thể sẽ tăng cao, nhất là vào thời điểm kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 và mùa du lịch hè.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công thương) Bùi Nguyễn Anh Tuấn nhận định, để đạt tăng trưởng GDP 8%, tiêu dùng nội địa cần tăng 12%, đồng nghĩa với mỗi người dân, doanh nghiệp phải chi tiêu gấp rưỡi so với năm ngoái.
Mạng xã hội đang trở thành “chợ trực tuyến khổng lồ” tạo ra sự linh hoạt và sáng tạo không giới hạn trong hoạt động quảng bá khiến ranh giới giữa tiếp thị (marketing) và bán hàng (sales) ngày càng mờ nhạt – thậm chí có thể khiến nhiều KOLs qua mặt người tiêu dùng để “vượt rào” pháp lý.
Mới đây, Bộ Công Thương vừa phát đi cảnh báo chính thức đến cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về những rủi ro pháp lý và tài chính có thể phát sinh từ việc hợp tác với một doanh nghiệp trái cây lớn của Trung Quốc đang bị điều tra hình sự.