Tòa thánh Vatican sẽ tổ chức Mật nghị Hồng y ngày 7/5 để chọn ra người kế nhiệm Giáo hoàng Francis.
Một kỳ Mật nghị đặc biệt
Ngày 30/4, trong phiên họp toàn thể, Hồng y đoàn của Vatican
thông báo 133 hồng y dưới 80 tuổi sẽ tham gia Mật nghị Hồng y dự kiến tổ chức
vào ngày 7/5 tới nhằm bầu chọn tân giáo hoàng kế vị cố Giáo hoàng Francis.
Theo thống kê tính đến ngày 21/4, có tổng cộng 135 hồng y dưới
80 tuổi đủ điều kiện tham dự mật nghị, tuy nhiên hai vị đã xin rút lui vì lý do
sức khỏe. Như vậy, số hồng y tham gia mật nghị năm nay vượt ngưỡng 120 người -
giới hạn được quy định trong Tông hiến Universi Dominici Gregis do cố Giáo
hoàng John Paul II ban hành năm 1996.
Mật nghị Hồng y này cũng sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử đa
số hồng y đến từ bên ngoài châu Âu, sự thay đổi hoàn toàn so với sự kiện bầu
giáo hoàng Pius XII năm 1939 với 89% hồng y tham dự là người châu Âu.
Giới quan sát nhận định các hồng y sẽ tranh luận về khả năng
tiếp nối di sản của Giáo hoàng Francis để hướng tới một giáo hội cởi mở, hòa nhập
và toàn cầu hơn, hay sẽ khôi phục cách tiếp cận truyền thống và mang tính giáo
lý hơn trong quá khứ.
Trở thành lãnh đạo Tòa thánh Vatican giữa thời điểm Giáo hội
đối mặt với nhiều vụ bê bối tình dục và tài chính, Giáo hoàng Francis đã lãnh đạo
với sự khiêm nhường, tận tụy, bảo vệ người yếu thế và nhiều lần lên tiếng xin lỗi
về các sai lầm trong quá khứ của Giáo hội.
Nhiều người đã hy vọng "hiệu ứng Giáo hoàng
Francis" trong hơn 12 năm qua sẽ đưa các tín đồ trở lại với Giáo hội. Tuy
nhiên, kết quả không như kỳ vọng, khi số người tham gia Giáo hội tiếp tục giảm ở
phương Tây, ngay cả khi tăng lên ở Nam bán cầu.
Quy trình Vatican lựa chọn Giáo hoàng mới
Giáo hoàng là Giám mục thành Rome, đứng đầu Giáo hội Công
giáo toàn cầu với hơn 1,3 tỷ tín đồ, đồng thời là nguyên thủ quốc gia Vatican.
Theo tín ngưỡng Công giáo, Giáo hoàng là người đại diện cho Chúa Jesus trên trần
thế, có vai trò dẫn dắt tôn giáo lâu đời và có ảnh hưởng lớn nhất thế giới.
Khi một Giáo hoàng qua đời hoặc từ chức, Vatican bước vào
giai đoạn "sede vacante" – thời kỳ ghế trống. Trong thời gian này,
quyền điều hành được giao tạm thời cho một Hồng y. Sau lễ tang, quá trình bầu
chọn Giáo hoàng mới sẽ bắt đầu bằng Mật nghị Hồng y – cuộc họp kín giữa các Hồng
y cử tri dưới 80 tuổi.
Mật nghị Hồng y được tổ chức tại Nhà nguyện Sistine. Trong suốt thời gian diễn ra, các Hồng y
bị cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài, không được sử dụng điện thoại,
internet hay báo chí. Mọi hình thức ghi hình, chụp ảnh đều bị cấm để đảm bảo sự
minh bạch và không chịu tác động từ bên ngoài. Cuộc bỏ phiếu diễn ra hai lần mỗi
ngày. Ứng viên phải đạt tối thiểu hai phần ba số phiếu để trở thành tân Giáo
hoàng.
Nhà nguyện Sistine - nơi diễn ra Mật nghị Hồng y. Ảnh: Vaticanpool
Nếu sau ba ngày không tìm được người chiến thắng, hội nghị sẽ tạm nghỉ một
ngày để cầu nguyện, rồi tiếp tục. Sau mỗi vòng bỏ phiếu, kết quả được báo hiệu
bằng khói: khói đen đồng nghĩa chưa có quyết định, còn khói trắng cho biết đã
chọn được Giáo hoàng mới.
Tân Giáo hoàng sẽ được giới thiệu trước công chúng bằng
tuyên bố truyền thống “Habemus Papam” (Chúng ta đã có Giáo hoàng), sau đó ban
phước lành đầu tiên từ ban công Vương cung Thánh đường Thánh Peter.
Về lý thuyết, bất kỳ người đàn ông Công giáo nào đã rửa tội
đều có thể được chọn làm Giáo hoàng, nhưng trong thực tế, các Hồng y thường lựa
chọn một người trong chính Hồng y Đoàn. Tiêu chí không được quy định cụ thể,
song những người được cân nhắc thường có công trạng nổi bật với Giáo hội, am hiểu
thần học, có năng lực quản trị và khả năng xử lý các vấn đề toàn cầu. Một yếu tố
quan trọng khác là khả năng tạo dựng quan hệ tốt với các Hồng y đồng cấp – những
người trực tiếp bỏ phiếu lựa chọn.
Giống như các cuộc bầu cử khác, Mật nghị Hồng y không tránh
khỏi những tranh cãi. Một số ý kiến chỉ trích tính bảo mật quá cao có thể dẫn tới
việc “chính trị hóa” nội bộ Giáo hội. Một số khác lo ngại quy trình hiện nay
chưa phản ánh đúng mối quan tâm của giáo dân toàn cầu, đặc biệt là thiếu tiếng
nói từ thế hệ trẻ. Dù vậy, quy trình hiện tại vẫn được duy trì hàng thế kỷ qua
và từng chọn ra nhiều vị Giáo hoàng có ảnh hưởng sâu rộng, chứng minh hiệu quả
của hệ thống.
Tuy nhiên, tân Giáo hoàng sẽ đối mặt không ít thách thức
trong bối cảnh thế giới nhiều biến động. Theo The Conversation, các vấn đề lớn
mà Giáo hội cần giải quyết gồm: duy trì tính thống nhất của Công giáo toàn cầu,
giải quyết tình trạng thiếu hụt linh mục, nâng cao vai trò của phụ nữ, xử lý
các vụ bê bối lạm dụng tình dục, cũng như tăng cường tiếng nói về các vấn đề xã
hội như nghèo đói, bất công, biến đổi khí hậu.
Lượt xem trực tuyến hai bộ phim về Giáo hội Công giáo, The Two Popes và Conclave, tăng đột biến tại Mỹ và châu Âu sau khi Giáo hoàng Francis qua đời ngày 21/4, theo dữ liệu của Luminate và các báo cáo từ truyền thông quốc tế.
Sự ra đi của Giáo hoàng Francis II mở ra Mật nghị Hồng y bầu chọn Giáo hoàng mới. Số lượng Hồng y đa dạng từ khắp nơi, cuộc bầu chọn lịch sử này được dự báo sẽ đầy bất ngờ và khó đoán.
Gã khổng lồ vận chuyển UPS của Mỹ đối mặt thách thức lớn khi lượng hàng từ Amazon giảm mạnh và thương mại toàn cầu chậm lại, buộc phải cắt giảm 20.000 nhân sự và đóng cửa 73 cơ sở.
Giá vàng tăng phi mã tại Trung Quốc khiến chi phí vàng cưới cưới vọt lên đắt ngang ô tô, nhiều cặp đôi mới cưới than thở "không cưới nổi", giấc mơ hôn lễ của tan vỡ.
Sau thời gian sát cánh cùng Tổng thống Trump tại Nhà Trắng, tỷ phú Elon Musk được cho là đang rút lui, chỉ liên lạc công vụ qua điện thoại, tập trung hơn vào đế chế Tesla của mình.
Tin tức Mỹ sắp đạt được thỏa thuận thương mại đầu tiên thúc đẩy chứng khoán Mỹ khởi sắc. Chỉ số Dow Jones tăng hơn 300 điểm, trong khi TSMC ADR và các cổ phiếu công nghệ khác cũng ghi nhận mức tăng đáng chú ý.