Bỏ UpCom 'chào sàn' HoSE: Lọc hóa dầu Bình Sơn làm ăn sao?
Chủ nhật, 12/01/2025 13:41 (GMT+7)
Sau khi rời sàn UpCOM, hơn 3 tỷ cổ phiếu mã BSR của Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn sẽ chính thức giao dịch trên sàn HoSE từ ngày 17/1 tới đây.
Chốt ngày 'chào sàn HoSE
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) mới đây vừa ra thông báo về việc niêm yết và ngày giao dịch đầu tiên đối với cổ phiếu của Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) bắt đầu vào 17/1/2025.
Theo đó, hơn 3,1 tỷ cổ phiếu BSR, tương ứng tổng giá trị gần 31.005 tỷ đồng, có giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 21.300 đồng/cp. Biên độ dao động trong ngày giao dịch đầu tiên là +/-20%.
Trước đó, cổ phiếu BSR giao dịch trên hệ thống UPCoM (Sàn UPCOM hoạt động dưới sự quản lý của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội - HNX) từ ngày 1/3/2018. Đến giữa tháng 12/2024, HoSE chính thức chấp thuận cho đăng ký niêm yết đối với cổ phiếu BSR.
Kết thúc phiên giao dịch cuối trên UpCOM, cổ phiếu BSR ở mức 21.900 đồng/cp. (Nguồn: BSR)
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng trên UpCOM vào ngày 6/1, cổ phiếu BSR giảm gần 1,79% xuống mức 21.900 đồng/cp, tương ứng vốn hóa thị trường gần 67.901 tỷ đồng, khối lượng giao dịch trong 10 phiên gần nhất đạt khoảng 4 triệu đơn vị/phiên.
Hiện nay, BSR có vốn điều lệ hơn 31.000 tỷ đồng, và là đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, đây là 1 trong 3 nhà máy lọc hóa dầu đang hoạt động tại Việt Nam (cùng với Long Sơn và Nghi Sơn) với các sản phẩm là dầu diesel, xăng Mogas 92, 95, nhiên liệu máy bay Jet A1...
Bên cạnh việc niêm yết cổ phiếu, vào cuối tháng 12/2024, phương án tăng vốn điều lệ của BSR lên 50.073 tỷ đồng đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thông qua và đang được trình lên cơ quan thẩm quyền với kỳ vọng sẽ nhận được chấp thuận trước quý I/2025.
Quý 3 năm 2024 lỗ nghìn tỷ
Về kết quả kinh doanh, số liệu trong giải trình lợi nhuận sau thuế quý 3/2024 gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội của BSR thể hiện, BSR lỗ 1.204 tỷ đồng trên Báo cáo tài chính (BCTC) riêng và lỗ 1.209 tỷ đồng trên BCTC hợp nhất.
BSR lỗ 1.204 tỷ đồng trên BCTC riêng và lỗ 1.209 tỷ đồng trên BCTC hợp nhất. (Nguồn: BSR)
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tiền thân là Công ty TNHH một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn, được thành lập vào ngày 9/5/2008 theo Quyết định số 1018/QĐ-DKVN của PVN. Đến ngày 1/7/2018 thì chính thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty cổ phần.
Hiện nay, BSR có địa chỉ trụ sở chính tại 208 đại lộ Hùng Vương, phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty là ông Nguyễn Văn Hội, Tổng giám đốc là ông Bùi Ngọc Dương.
Tại ngày 15/10/2024, cổ đông nắm trên 5% trở lên vốn cổ phần của BSR thuộc về PVN với hơn 2,856 tỷ cổ phần, tương ứng tỷ trọng 92,13%. Trong đó, cổ đông là tổ chức chiếm 93,79% (cổ đông trong nước 93,16%; nước ngoài 0,63%); cổ đông cá nhân 6,21% (trong nước 6,11%; nước ngoài 0,10%).
Theo SSI, VN-Index nhiều khả năng sẽ kiểm lại vùng kháng cự mạnh trước đó là 943-950 điểm vào phiên giao dịch đầu tuần. Ngoài ra, nhà đầu tư cần chú ý tới các thông tinh doanh nghiệp của BSR, VSC, KDC.
Mối quan hệ giữa PGBank và Tập đoàn Thành Công (TC Group) đã từng được nhiều người nhắc đến, tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại những thông tin liên quan giữa ngân hàng và tập đoàn sản xuất ô tô này được đưa ra khá nhỏ giọt.
Hội thảo ‘Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và Ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam’, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức vào sáng 18/4, các chuyên gia kinh tế đã trao đổi, đánh giá tác động và đề xuất giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Chuyển động nhóm ngân hàng đóng góp tích cực nhất cho sắc xanh của VN-Index phiên 18/4, trong đó cổ phiếu SHB là điểm sáng khi tăng kịch trần lên 12.850 đồng/cp, tổng giá trị giao dịch đạt gần 2.000 tỷ đồng, chiếm gần 1/10 tổng giao dịch trên sàn HOSE.
Việt Nam mở rộng chính ngạch thêm 4 mặt hàng vào Trung Quốc. Dù kim ngạch tăng mạnh, hành trình chinh phục thị trường tỷ dân vẫn nhiều thách thức về chất lượng, tiêu chuẩn và liên kết chuỗi.
Để duy trì vị thế và nâng cao giá trị ngành hàng cà phê, Việt Nam cần tập trung vào quản lý chất thải, sử dụng vật tư nông nghiệp có trách nhiệm và áp dụng các phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường.
Để phát triển trong bối cảnh thương mại toàn cầu hiện nay, các thương hiệu Việt cần xem xét lại những yếu tố làm nên tính cạnh tranh và áp dụng cách tiếp cận dựa trên nguồn lực.
Sáng nay (17/4), CTCP Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 tại Hà Nội. Sự kiện công bố kết quả kinh doanh năm 2024 và quý I/2025 và hé lộ mục tiêu năm nay.