Lạng Sơn: Ngăn chặn hơn 1,3 tấn chân gà không rõ nguồn gốc
Thứ năm, 24/04/2025 13:41 (GMT+7)
Lạng Sơn tạm giữ 1,3 tấn chân gà không rõ nguồn gốc, không nhãn mác, không giấy tờ kiểm dịch. Cơ quan chức năng đang điều tra, xử lý theo quy định pháp luật để ngăn chặn thực phẩm bẩn tràn lan.
Ngày 24/4, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn cho biết vừa phối hợp với lực lượng công an phát hiện và tạm giữ 1.380kg chân gà không rõ nguồn gốc, không nhãn mác.
Lực lượng chức năng tạm giữ 1,3 tấn chân gà không rõ nguồn gốc, không nhãn mác, không giấy tờ kiểm dịch Ảnh: Cổng thông tin điện tử Chi cục quản lý thị trường Lạng Sơn
Trước đó, ngày 19/4, Đội Quản lý thị trường số 6 phối hợp Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Lạng Sơn đã kiểm tra 46 bao tải dứa tại huyện Tràng Định, do ông L.V.T (địa chỉ huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn) đứng tên. Bên trong chứa thực phẩm là chân gà đông lạnh, toàn bộ không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hay tiêu chuẩn kiểm dịch.
Ước tính, lô hàng có giá trị khoảng 40 triệu đồng. Lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản, tạm giữ toàn bộ số hàng để xử lý theo quy định pháp luật.
Vụ việc tiếp tục cho thấy nguy cơ từ thực phẩm "bẩn", không kiểm soát trôi nổi trên thị trường, đặc biệt tại các địa phương giáp biên. Cơ quan chức năng khuyến cáo người tiêu dùng nên cẩn trọng khi mua thực phẩm không rõ nguồn gốc để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Mới đây, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm huyện Lộc Bình (tỉnh Lạng Sơn) đã ra quân triển khai kiểm tra các cơ sở dịch vụ ăn uống trong khuôn khổ “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025.
Lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn phát hiện, xử lý 4.100 sản phẩm xúc xích nhập lậu không rõ nguồn gốc. Toàn bộ số hàng vi phạm bị tiêu hủy để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Hơn 800kg xúc xích, lạp xưởng và chả cá không rõ nguồn gốc, do nước ngoài sản xuất, vừa bị lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện và tạm giữ tại một hộ kinh doanh ở quận Nam Từ Liêm.
Trước tình trạng sữa bột giả gây hoang mang dư luận, Bộ Y tế vừa yêu cầu thu hồi khẩn cấp 12 sản phẩm dinh dưỡng vi phạm và cảnh báo người dân ngừng sử dụng 72 sản phẩm khác đang trong diện điều tra.
Giá vàng thế giới lập đỉnh lịch sử mới, kéo giá vàng trong nước lần đầu vượt mốc 124 triệu đồng/lượng, rồi giảm nhanh sau đó, hiện ở tầm 119,5 triệu đồng/lượng, khiến nhiều người đổ xô đi mua.
Nhưng phía sau cơn “sốt vàng” này không chỉ là sóng gió toàn cầu, mà còn nằm ở những “nút thắt” ngay trong thị trường nội địa.
Mỹ phẩm trôi nổi, quảng cáo sai trên mạng xã hội bùng phát. Bộ Y tế siết kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm trên TikTok, Facebook, YouTube và các sàn thương mại điện tử nhằm bảo vệ người tiêu dùng và lập lại trật tự thị trường.
Trước bối cảnh xuất khẩu đối mặt nhiều thách thức, Bộ Công Thương xác định phát triển thị trường nội địa là nhiệm vụ chiến lược, góp phần then chốt vào tăng trưởng kinh tế bền vững năm 2025.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài gắn nhãn "Made in Vietnam" cho hàng xuất khẩu để "lách" thuế, uy tín hàng Việt trên thị trường quốc tế. Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tăng cường siết chặt kiểm tra tại các điểm nóng.