Một công ty vừa đề nghị làm cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long hoàn toàn trên cầu cạn, việc này lợi và hại ra sao?
Công ty TNHH Hòa Bình vừa đề xuất Thủ tướng
cho làm cầu cạn cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long với suất đầu tư khoảng 12
triệu đồng/m² đường cao tốc. Đây là ý tưởng mới bởi tại Việt Nam chưa có một
con đường cao tốc hoàn toàn được xây dựng trên cầu cạn, trừ một số đoạn cầu vượt
trong đô thị chỉ dài vài km.
Tuy nhiên, đối với thế giới, cao tốc hoàn
toàn trên cầu cạn không phải là ý tưởng mới và bài học từ các công trình này
cho thấy đường cao tốc trên cầu cạn có thể mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng đi
kèm với không ít thách thức.
Cao tốc Tokyo Metropolitan Expressway (Nhật Bản). Ảnh: wikipedia
Đường cao tốc trên cầu cạn là hệ thống
giao thông được xây dựng hoàn toàn trên các trụ bê tông cao, vượt qua các khu
dân cư, sông ngòi hoặc địa hình phức tạp. Một số tuyến đường nổi bật trên thế
giới có thể kể đến như Bang Na Expressway (Thái Lan) dài 54 km, từng giữ kỷ lục
là cầu dài nhất thế giới trong một thập kỷ. Tokyo Metropolitan Expressway (Nhật
Bản) là hệ thống đường trên cao giúp xe cộ lưu thông hiệu quả qua trung tâm
Tokyo mà không ảnh hưởng đến đường phố phía dưới. Tại Đức, Trung Quốc hay
Indonesia cũng có nhiều tuyến cao tốc làm hoàn toàn trên cầu cạn.
Bang Na Expressway được đưa vào hoạt động
từ năm 2000 với chi phí gần 1 tỷ USD, giúp giảm tắc nghẽn giao thông tại
Bangkok, một trong những đô thị đông đúc nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên, Bang Na
Expressway không phải lúc nào cũng được đánh giá tích cực. Theo báo Bangkok Post, nhiều ý kiến cho rằng chi
phí thu phí cao làm hạn chế lượng phương tiện sử dụng, trong khi vấn đề bảo trì
cũng gây tranh cãi do cầu xuống cấp nhanh hơn dự kiến.
Theo các chuyên gia, cao tốc trên cầu cạn
có cả ưu và nhược điểm. Về lợi ích, các công trình này giúp tối ưu hóa quỹ đất
đô thị. Tại những thành phố đông đúc, việc mở rộng đường bộ gặp nhiều hạn chế
do thiếu không gian. Đường cao tốc trên cầu cạn giúp tạo ra một tầng giao thông
riêng biệt, giải quyết tình trạng ùn tắc.
Lợi ích thứ hai là giảm tác động đến môi
trường tự nhiên. Các tuyến đường này giúp tránh việc cắt ngang qua rừng ngập mặn,
đầm lầy hoặc sông hồ, bảo vệ hệ sinh thái địa phương. Và nhờ vị trí trên cao, các
hệ thống này ít bị ảnh hưởng bởi lũ lụt hoặc sạt lở đất, đặc biệt có lợi cho
các khu vực trũng thấp như Bangkok (Thái Lan) hay New Orleans (Mỹ).
Về nhược điểm, hệ thống cầu cạn yêu cầu lượng
bê tông và thép lớn, cộng với kết cấu trụ cầu phức tạp, làm tăng chi phí đáng kể.
Do nằm trên cao, việc kiểm tra và bảo trì đòi hỏi công nghệ đặc biệt, dễ gây
gián đoạn giao thông nếu không được thực hiện đúng cách. Thực tế, Bang Na
Expressway đã gặp phải tình trạng xuống cấp nhanh hơn dự kiến, gây lo ngại về
chất lượng xây dựng ban đầu và phương án bảo trì.
Cao tốc Bang Na, Thái Lan. Ảnh: ch-karnchang.co.th
Những khu vực có địa chấn mạnh
như Nhật Bản hoặc California cần đầu tư vào hệ thống giảm chấn để đảm bảo an
toàn. Ngoài ra, khi xảy ra tai nạn, công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn do không
gian hạn chế. Ví dụ, vào tháng 12/2024, tuyến đường Lake Pontchartrain Causeway
ở Mỹ đã phải đóng cửa trong nhiều giờ sau một loạt tai nạn do sương mù dày đặc,
làm bị thương 33 người, theo AP.
Tuy nhiên, hiện nay, công nghệ xây dựng hiện
đại đang góp phần khắc phục những hạn chế, giúp các tuyến đường cao tốc trên cầu
cạn trở nên hiệu quả hơn. Người ta có thể ứng dụng các công nghệ bê tông cường
độ cao, hợp kim nhôm và sợi carbon giúp giảm trọng lượng và tăng tuổi thọ công
trình. Trí tuệ nhân tạo (AI) và drone giúp kiểm tra tình trạng cầu theo thời
gian thực, phát hiện sớm các dấu hiệu hư hỏng.
Tại Việt Nam, trước khi đề xuất Thủ tướng Chính
phủ giải pháp xây dựng cầu cạn cao tốc (xây dựng đường cao tốc trên
cao sử dụng cầu bản trên cọc bê tông cường độ cao PRC), tháng 9/2023, Công ty
TNHH Hòa Bình (Hòa Bình Group) đã khảo sát công nghệ, kinh nghiệm xây dựng cầu
cạn cao tốc tại Đức, Trung Quốc, Indonesia, theo lời lãnh đạo công ty.
Đại diện Hòa Bình Group cho biết thêm, từ
tháng 2 đến tháng 6/2024, Hòa Bình Group đã mời các công ty tư vấn thiết kế, thẩm
tra và tiến hành thiết kế, ký hợp đồng xây dựng thử nghiệm cao tốc cầu cạn 2 tầng
bằng công nghệ cầu bản trên cọc bê tông cường độ cao PRC tại khu phi thuế
quan Xuân Cầu - Lạch Huyện, TP Hải Phòng.
Đoạn cao tốc cầu cạn thử nghiệm này được
xây dựng trên nền đất yếu khu vực cảng Lạch Huyện, có chiều dài tầng 1 khoảng
550m, tầng 2 khoảng 100m, bề rộng mặt cầu cạn 10,5m (đường cầu Vạn).
Theo TS Trần Bá Việt - phó chủ tịch Hội Vật
liệu xây dựng Việt Nam kiêm phó chủ tịch Hội Bê tông Việt Nam, công nghệ
xây dựng đường cao tốc trên cao sử dụng cầu bản trên cọc bê tông cường độ
cao PRC đang được áp dụng phổ biến tại nhiều quốc gia như Đức, Trung Quốc,
Indonesia.
Ông Việt cho rằng xây dựng cao tốc trên
cao bằng phương pháp cầu bản trên cọc, kết hợp cùng giải pháp dầm U bê tông cường
độ cao sẽ có hiệu quả vượt trội so với giải pháp truyền thống sử dụng đất, cát
đắp nền khi xây dựng các tuyến cao tốc, đặc biệt tại các khu vực có nền đất yếu
như Đồng bằng sông Cửu Long.
Dự án thành phần đoạn Hòa Liên-Túy Loan, Quảng Ngãi-Hoài Nhơn, Hoài Nhơn-Quy Nhơn và Quy Nhơn - Chí Thạnh thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 sẽ hoàn thành trong năm nay.
Đây là những dự án cao tốc được đánh giá là những công trình quan trọng quốc gia, có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, dự kiến khởi công trong năm 2025.
Sau 20 ngày triển khai nhiệm vụ tiếp nhận cấp, đổi giấy phép lái xe (từ 1/3) đến nay, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội đã tiếp nhận 14.860 hồ sơ theo hình thức trực tiếp và trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
Hơn 2 năm trước, Hà Nội đã đồng loạt ra quân "giành lại" vỉa hè cho người đi bộ đồng thời từ đó đến nay cũng thường tổ chức nhiều cuộc tuần tra, xử lý tình trạng lấn chiếm nhưng rồi đâu lại về đó.
Sau nhiều vụ TNGT nghiêm trọng, CSGT Hà Nội đã quyết liệt xử lý nhiều xe ba bánh tự chế vi phạm, tăng cường tuyên truyền và tiêu hủy các phương tiện không đảm bảo an toàn giao thông.
Theo các chuyên gia, việc mở rộng không gian công cộng ở Hồ Gươm là cần thiết nhưng cần có quy hoạch tổng thể, tránh tùy tiện để làm mất đi các sản kiến trúc quý giá.
Tối 19/3, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã công bố Quy hoạch khu vực quảng trường Đông Kinh-Nghĩa Thục và Khu vực không gian công cộng phía Đông hồ Gươm.