Chiều nay (21/3), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh, tuột khỏi mốc 100 triệu/lượng, chênh lệnh mua bán nới rộng.
Cụ thể, Công
ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và
DOJI niêm yết giá vàng miếng ở
mức 94,7 triệu mua vào,
còn chiều bán ra về 97,7, giảm
2,1 triệu đồng so với cuối ngày hôm qua. Chênh lệch mua bán nới rộng lên 3 triệu đồng một lượng. Trong khi tại Bảo Tín Minh
Châu, giá vàng miếng tiếp tục hạ xuống còn 94,8 - 97,7 triệu đồng/lượng.
Chỉ trước đó
một ngày (20/3), thị trường vàng Việt
Nam chứng kiến một cột mốc lịch sử khi giá vàng miếng
SJC chạm đỉnh cao chưa từng có, với giá mua vào đạt 98,6 triệu đồng/lượng và
giá bán ra lên tới 100,4 triệu đồng/lượng. So với mức đỉnh thiết lập vào sáng qua,
mỗi lượng vàng miếng hiện đã giảm
hơn 2,7 - 3,9 triệu đồng.
Nếu một nhà đầu tư mua 1 lượng vàng miếng SJC vào ngày 20/3
với giá 100,4 triệu đồng/lượng và bán
lại vào chiều nay với
94,8 triệu đồng/lượng, thì mỗi
lượng vàng nhà đầu tư đã lỗ hơn 5 triệu đồng.
Tương tự,
giá vàng nhẫn cũng được SJC điều chỉnh giá vàng nhẫn về mức 94,6 - 97,3
triệu đồng/lượng, giảm 3,1 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 2,7 triệu đồng/lượng
ở chiều bán ra so với mở cửa phiên giao dịch hôm nay.
Còn tại Bảo
Tín Minh Châu, giá vàng nhẫn giảm tới 1,75 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và
1 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra so với đầu phiên, hiện giao dịch ở mức 96,8 -
98,6 triệu đồng/lượng. Chênh lệnh mua bán ở mức 2,6 triệu đồng/lượng.
DOJI cũng điều chỉnh mạnh giá vàng nhẫn, xuống còn 95,9 -
97,2 triệu đồng/lượng, giảm 2,6 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 2,1 triệu đồng/lượng
ở chiều bán ra.
Trên thị trường thế giới, giá vàng thế giới giao quanh ở mức
3.041 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá USD, vàng thế giới có giá khoảng 94,2 triệu
đồng/lượng, chưa tính thuế, phí.
Trong diễn
biến liên quan, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) kết thúc cuộc họp Ủy ban
Thị trường Mở tháng Ba. Trong cuộc họp này, các thành viên Fed đã nhất trí giữ
nguyên mức lãi suất hiện tại trong khoảng 4,25% - 4,50%. Trong buổi họp báo sau
đó, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã đề cập đến những lo ngại liên quan đến chính
sách thương mại của chính quyền hiện tại, cho rằng các chính sách này có thể đã
góp phần làm chậm tăng trưởng kinh tế Mỹ đồng thời gia tăng áp lực lạm phát.
Trong tuyên bố chính thức, các quan chức Fed dự báo tốc độ
tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại đi kèm với lạm phát gia tăng, đặc biệt nhấn mạnh
những lo ngại về cách tiếp cận thương mại của chính quyền Trump. Họ mô tả các
chính sách này là "tham vọng nhưng thường xuyên bất ổn", và kết luận
rằng chúng đang gây áp lực ngày càng lớn lên cả nền kinh tế và khả năng duy trì
ổn định của Fed.
Trong khi nhiều người vui mừng vì giá vàng tăng phi mã thì các chủ tiệm vàng tại Trung Quốc lại đang trải qua khó khăn khi doanh thu lao dốc, hàng tồn đọng, nguy cơ đóng cửa hàng loạt. Nhiều cặp uyên ương cũng lâm vào tình huống khó xử.
Vụ sữa bột HIUP giả gây chấn động khi Bộ Công an khởi tố loạt lãnh đạo doanh nghiệp liên quan đường dây sản xuất, tiêu thụ hàng giả trị giá gần 6.700 tỷ đồng. Hệ sinh thái tinh vi, quảng cáo rầm rộ, nhiều bất ngờ dần lộ diện.
Tối 19/6, TikToker Võ Hà Linh đăng tải hình ảnh thư mời tham dự hội nghị sơ kết chương trình hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa - phát động chương trình tích xanh trách nhiệm thương mại điện tử.
Từ loại trái cây mùa hè quen thuộc tại các chợ quê Bắc Bộ, vải thiều Việt Nam đang vươn ra thế giới với hình ảnh một “siêu trái cây nhiệt đới”, có mặt tại hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ – từ châu Á, châu Âu tới Mỹ và châu Úc. Không chỉ được ưa chuộng vì vị ngọt mát và giá trị dinh dưỡng cao, vải thiều Việt còn gây ấn tượng bởi mức giá “đắt xắt ra miếng” ở những thị trường khó tính nhất thế giới.
Cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ đã chuyển hồ sơ và toàn bộ tang vật sang Công an để điều tra hành vi sản xuất, buôn bán thực phẩm giả tại Công ty TNHH Yến sào Tuấn Dương & TKT, sau khi phát hiện hơn 23.000 sản phẩm yến chưng không đạt chất lượng như công bố.
Sản phẩm dinh dưỡng HIUP – vốn được quảng cáo rầm rộ như một loại “sữa bột cao cấp dành cho trẻ nhỏ” – đã bị Bộ Công an xác định là không đảm bảo thành phần như công bố, vi phạm nghiêm trọng quy định về chất lượng, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cộng đồng.
Cơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh đơn tố cáo Chu Thanh Huyền - vợ cầu thủ Quang Hải - liên quan việc bán mỹ phẩm không nhãn phụ tiếng Việt, không xuất hóa đơn VAT, có dấu hiệu tiêu thụ hàng nhập lậu và trốn thuế.
Sau khi Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Ninh Bình khởi tố vụ án buôn bán thực phẩm giả liên quan đến kênh TikTok nổi tiếng “Gia đình Hải Sen”, thông tin về doanh nghiệp đứng sau sản phẩm siro ăn ngon Hải Bé – Công ty Cổ phần Bigfa – cũng dần hé lộ. Đây là doanh nghiệp sở hữu nhà máy tiêu chuẩn GMP với vốn điều lệ từng tăng lên tới 170 tỷ đồng.