Kiểm tra kẹo táo, bột chanh giảm cân 'thần tốc' do Ngân Collagen quảng cáo
Thứ hai, 26/05/2025 09:25 (GMT+7)
Bộ Y tế yêu cầu lấy mẫu, kiểm nghiệm sản phẩm "kẹo táo thải mỡ bụng", "N-Collagen Chanh Plus" của Ngân Collagen do quảng cáo khi chưa được cấp phép công bố sản phẩm và nội dung quảng cáo.
Ngày 26/5,
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn hỏa tốc gửi Sở An toàn thực phẩm
TP HCM và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, yêu cầu kiểm tra quy trình
sản xuất và lấy mẫu kiểm nghiệm hai sản phẩm: "kẹo táo thải mỡ bụng" và "N-Collagen Chanh Plus". Các sản phẩm này được quảng bá rầm rộ
trên mạng xã hội bởi một cá nhân có biệt danh "Ngân Collagen", tên thật
là Trần Thị Bích Ngân.
Sản phẩm N-collagen Chanh plus được quảng cáo trên Facebook cá nhân Trần Thị Bích Ngân.
Theo kết quả hậu kiểm từ Cục An toàn thực phẩm, cả hai sản
phẩm nêu trên chưa được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, đồng
thời không có Giấy xác nhận nội dung quảng cáo.
Cụ thể, "Kẹo táo thải mỡ bụng" được
sản xuất tại Công ty TNHH Dược phẩm Vesco (Đan Phượng, Hà Nội), phân phối độc
quyền bởi Công ty TNHH Xuất nhập khẩu N-Collagen (quận 8, TP HCM). Đơn vị chịu
trách nhiệm về chất lượng là Công ty TNHH Hoàng Châu Pharm (quận Nam Từ Liêm,
Hà Nội).
"N-Collagen Chanh Plus" cũng ghi được sản xuất tại
Vesco, phân phối bởi Công ty N-Collagen, với đơn vị chịu trách nhiệm chất lượng
là Công ty TNHH Bequen (Đan Phượng, Hà Nội).
Mặc dù được gắn mác là thực phẩm bổ sung, các sản phẩm này lại được quảng cáo như thuốc giảm cân có khả năng "thải độc, xổ mỡ, giảm 2 - 5kg khi dùng kết hợp".
Đặc biệt, quảng cáo xuất hiện tràn lan trên TikTok, sàn thương mại điện tử và
các mạng xã hội khác mà không có kiểm soát.
Căn cứ theo các điều khoản của
Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật An toàn thực phẩm, việc quản lý
nhóm thực phẩm bổ sung đã được phân cấp về địa phương. Vì vậy, Bộ Y tế yêu cầu Sở An toàn thực phẩm TP HCM và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra hoạt động sản xuất các sản phẩm
trên tại cơ sở; Lấy mẫu
kiểm nghiệm để xác định có hay không chất cấm, thành phần gây hại cho sức khỏe; Xác minh việc phân phối và
quảng cáo sản phẩm không đúng quy định.
Trần Thị Bích Ngân, thường được biết đến với biệt danh "Ngân
Collagen", là gương mặt quen thuộc trên mạng với loạt video quảng cáo mỹ
phẩm, thực phẩm chức năng như: kem body "Face nhân sâm", kem trị nám,
trị mụn, son dưỡng, collagen tổ yến…
Trước đó, vào tháng 3/2022, Cục An toàn thực phẩm từng cảnh
báo người tiêu dùng không sử dụng trà giảm cân N-Collagen do quảng cáo sai sự
thật, gây hiểu lầm, tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe.
Mặc dù nhiều sản phẩm được gắn mác "đã được Bộ Y tế kiểm
định", nhưng thực tế qua rà soát không có giấy tờ chứng minh, phần lớn chỉ
là thông tin tự quảng cáo.
Trước đó một ngày (25/5), Cục An toàn thực phẩm
cũng đã có công văn tương tự liên quan đến các sản phẩm giảm cân do DJ Ngân 98
quảng cáo, gồm: X1000; Viên uống giảm cân X3
(Super Detox X3); X7
Plus
Trong số này, chỉ duy nhất sản phẩm X7 Plus có bản công bố sản
phẩm tại Cục An toàn thực phẩm. Tuy nhiên, không có sản phẩm nào được cấp Giấy
xác nhận nội dung quảng cáo.
Dù vậy, trên mạng xã hội, nhiều tài khoản vẫn ngang nhiên quảng
cáo các sản phẩm trên với nội dung gây hiểu lầm như: "giảm 5–7kg",
"giảm béo toàn thân không cần ăn kiêng", "hiệu quả sau 7
ngày"...
Trước những phản ánh từ dư luận và mạng xã hội về các sản phẩm giảm cân được DJ "Ngân 98" quảng bá rầm rộ, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu Sở An toàn thực phẩm TP HCM cùng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội nhanh chóng vào cuộc kiểm tra thực tế và lấy mẫu các sản phẩm để kiểm nghiệm, đặc biệt là nhằm phát hiện chất cấm nếu có.
TP HCM đang kiểm tra loạt sản phẩm giảm cân do DJ Ngân 98 quảng bá, sau nghi vấn chứa chất cấm và quảng cáo sai sự thật. Luật sư cảnh báo, nếu vi phạm, các cá nhân liên quan có thể đối mặt chế tài nghiêm khắc theo quy định pháp luật.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định thu hồi gần 60 số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước. Trong đó, nhiều thương hiệu nổi tiếng như Anessa, Hadalabo, DHC… được nêu tên. Một số doanh nghiệp chủ động đề nghị thu hồi trong bối cảnh kiểm tra hậu kiểm đang siết chặt.
Công ty Nhật Minh Food bị phát hiện "hô biến" dầu thực vật dùng cho chăn nuôi thành dầu ăn OFOOD dành cho người, tiêu thụ hàng chục nghìn tấn ra thị trường. Vụ việc gây rúng động ngành thực phẩm, đặt ra cảnh báo nghiêm trọng về an toàn sức khỏe cộng đồng và trách nhiệm quản lý.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc đối với 20 sản phẩm của Công ty TNHH quốc tế Đại Cát Á - tổ chức chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
Trong 6 tháng đầu năm 2025, lực lượng chức năng tại Cao Bằng và Quảng Ninh đã đồng loạt ra quân, phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hóa vi phạm, bao gồm gần 123.000 kg nguyên liệu thuốc lá nhập lậu và hơn 47 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Từ vụ việc sữa bột HIUP bị xác định là hàng giả, câu hỏi đặt ra là người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật sẽ chịu trách nhiệm gì? Luật sư Nguyễn Văn Tuấn cho biết, nếu cố ý tiếp tay, họ hoàn toàn có thể bị truy tố hình sự.
Hàng chục nghìn tấn dầu ăn lẽ ra chỉ dùng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi đã bị đưa vào dây chuyền chế biến thực phẩm cho người. Bộ Y tế vừa phát đi cảnh báo khẩn, nhấn mạnh đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng.
Hàng loạt TikToker nổi tiếng như “Cún Bông”, Gia đình Hải Sen, Quang Linh, Hằng Du Mục… bị khởi tố vì liên quan đến trốn thuế, bán hàng giả, quảng cáo sai sự thật, hé lộ mặt tối đằng sau những phiên livestream triệu view, doanh thu khủng.