hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Đại gia chi tiền để điều trị cho cầu thủ Xuân Son hiện là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xuân Thiện - một tập đoàn đa lĩnh vực, đầu tư loạt dự án tỷ USD.
Trong trận chung kết AFF Cup, cầu thủ Nguyễn Xuân Son khi thi đấu đã bị chấn thương nặng và phải thực hiện phẫu thuật. Sau khi đánh giá tình trạng của cầu thủ, VFF quyết định đưa anh về Việt Nam để được điều trị và phẫu thuật tại Hà Nội, thay vì Thái Lan.
Đội bóng chủ quản của Xuân Son - CLB Thép Xanh Nam Định, cũng rất quan tâm đến tình hình chấn thương của tiền đạo này. Trong đó, “bầu” Thiện (ông Nguyễn Văn Thiện) khẳng định sẽ áp dụng mọi phương pháp điều trị tốt nhất để Xuân Son sớm quay lại thi đấu và cống hiến cho Đội tuyển Việt Nam.
Vậy “bầu” Thiện giàu cỡ nào để có thể lo chu toàn được chi phí điều trị cho cầu thủ Xuân Son?
Theo tìm hiểu ông Nguyễn Văn Thiện (“bầu” Thiện), sinh năm 1970 tại Ninh Bình, là con trai cả của doanh nhân Nguyễn Xuân Thành - người sáng lập Tập đoàn Xuân Thành nổi tiếng ở đất Ninh Bình. Ông Thiện là anh trai của Chủ tịch LPBank Nguyễn Đức Thuỵ.
Nhìn chung, Thaigroup, Thaiholdings, Xuân Thành Group, Xuân Thiện Group,... đều thuộc sở của hai anh em ông Thiện - Thụy hoạt động trải dài trên nhiều lĩnh vực từ ngân hàng, bảo hiểm, xi măng, thủy điện, năng lượng tái tạo, xây dựng, khách sạn, vận tải,...
Trở lại với ông Nguyễn Xuân Thiện, ông hiện là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xuân Thiện - nhà tài trợ cho CLB Thép xanh Nam Định.
Tháng 3/2022, Tập đoàn Xuân Thiện đã ký hợp đồng tài trợ giá trị 200 tỷ đồng trong 4 năm CLB Nam Định cho giai đoạn 2022 - 2025. Vì vậy, đội bóng có nguồn tài chính dồi dào để chiêu mộ hàng loạt nội, ngoại binh chất lượng cao như Văn Toàn, Hồng Duy, Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Son (Rafaelson)...
Trong đó, Xuân Son là cái tên được người hâm mộ chú ý sau khi anh nhập quốc tịch Việt Nam và tỏa sáng trong màu áo đội tuyển Quốc gia Việt Nam. Trên Transfermarkt, tiền đạo gốc Brazil này có giá trị chuyển nhượng 500.000 euro vào tháng 6/2024.
Tập đoàn Xuân Thiện tiền thân là Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình, có trụ sở chính tại Ninh Bình, được thành lập từ năm 2000, và đến tháng 1/2022 đã chuyển thành mô hình tập đoàn. Có thể nói, đây chính là đứa con cưng mà ông Nguyễn Văn Thiện dốc lực “nuôi nấng”.
Đây là một doanh nghiệp có nhiều dự án lớn và có tham vọng đầu tư hàng chục tỷ USD trong nhiều lĩnh vực, từ năng lượng, vật liệu xây dựng, nông nghiệp công nghệ cao, logistics, bất động sản, khách sạn nghỉ dưỡng… Trong đó mũi nhọn là mảng năng lượng tái tạo.
Theo thống kê trên website của doanh nghiệp, Xuân Thiện đang sở hữu 13 nhà máy thủy điện, 7 nhà máy điện mặt trời và một trung tâm thí nghiệm.
Trong đó, tổng công suất dự án điện mặt trời mà tập đoàn đã và đang đầu tư đạt đến hơn 3.070 MWp, sản lượng khoảng 5,5 tỷ kWh, tổng đầu tư 57.000 tỷ đồng (khoảng 2,4 tỷ USD).
Báo cáo năm 2022 của Chứng khoán VNDirect cho thấy, Xuân Thiện đang xếp thứ hai chỉ sau Trungnam Group trong cuộc đua làm năng lượng xanh, chiếm 5,3% thị phần công suất ngành điện tái tạo.
Trong top 10 trang trại năng lượng tái tạo đang vận hành có công suất lớn nhất Việt Nam, Xuân Thiện dẫn đầu với dự án Cụm nhà máy Điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk), sản lượng điện sản xuất 1,5 tỷ kWh/năm, tổng đầu tư 50.000 tỷ đồng. Dự án được đánh giá là cụm nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á, bao gồm 22,2 km đường dây 500 kV và trạm biến áp 500 kV/1.200 MVA.
Tập đoàn cũng đã triển khai, chuẩn bị đầu tư nhiều dự án với quy mô công suất lên đến hàng nghìn MW điện mặt trời tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bình Thuận, Ninh Thuận và Đắk Lắk với tổng công suất lên đến 3.000 MW.
Với loạt dự án năng lượng, áp lực vốn là rất lớn, do đó cũng như các công ty trong ngành khác, Xuân Thiện tận dụng cơ hội huy động lượng lớn trái phiếu cho các dự án điện mặt trời. Nhóm công ty thuộc sở hữu của Xuân Thiện Group như CTCP Ea Súp 1, Ea Súp 2, Ea Súp 3, Ea Súp 5, Xuân Thiện Thuận Bắc, Xuân Thiện Đắk Lắk đã huy động được hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ. Lãi suất từ 13 - 15%/năm.
Ngoài mảng năng lượng tái tạo, Tập đoàn Xuân Thiện cũng ghi dấu ấn tại các dự án công nghiệp, nông nghiệp.
Website Xuân Thiện cho biết, doanh nghiệp này cũng đang đầu tư vào nhà máy xi măng Xuân Thành Hà Nam (công suất 6 triệu tấn xi măng/năm), nhà máy xi măng Xuân Thành Quảng Nam (công suất 1,3 triệu tấn xi măng/năm), nhà máy xi măng Minh Tâm Bình Phước (công suất kế hoạch 2,5 triệu tấn xi măng/năm).
Trong năm 2022, dự án rầm rộ nhất mà Xuân Thiện khởi công phải kể đến Tổ hợp Dự án thép xanh trên địa bàn tỉnh Nam Định có tổng vốn đầu tư 98.900 tỷ đồng.
Tổ hợp gồm 3 thành phần: Dự án Nhà máy gang thép số 1 Xuân Thiện Nam Định (tổng vốn đầu tư 88.000 tỷ đồng); Nhà máy cán thép Xuân Thiện (vốn đầu tư 3.000 tỷ) và Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn Xuân Thiện Nam Định (vốn đầu tư 900 tỷ đồng) tổng diện tích sử dụng trên 425 ha, công suất 350.000 tấn/năm. Hiện dự án này đang trong quá trình giải phóng đền bù mặt bằng.
Tại Nam Định, tập đoàn còn sở hữu dự án cảng biển chuyên dùng là Xuân Thiện Nam Định với quy mô vốn đầu tư là 35.000 tỷ.
Trong mảng nông nghiệp công nghệ cao, Xuân Thiện làm Khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hoá; dự án Sữa dê hữu cơ Xuân Thiện Ninh Bình; dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp và dự án Nông nghiệp công nghệ cao Xuân Thiện CưM'gar.
Trong lĩnh vực nghỉ dưỡng, công ty của đại Nguyễn Xuân Thiện là chủ đầu tư của dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Cù Lao Mái Nhà (Phú Yên).
Tập đoàn Xuân Thiện đang trong quá trình đề xuất các dự án có quy mô. Năm 2023, Xuân Thiện gửi văn bản đề nghị lên tỉnh Ninh Bình được khảo sát đầu tư Dự án Tổ hợp Lọc dầu Kim Sơn tại huyện Kim Sơn với 3 giai đoạn từ năm 2025 - 2040, công suất 3 triệu tấn dầu thô/năm. Diện tích khảo sát là 1.500 ha đất liền và 1.000 ha mặt nước; tổng mức đầu tư dự án được tính toán cụ thể sau khi có kết quả khảo sát. Giá trị khảo sát dự kiến là 300 tỷ đồng.
Tháng 2/2023, tỉnh Hòa Bình đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án Nhà máy Xi măng Xuân Thiện, xã Yên Bồng, huyện Lạc Thuỷ của Công ty TNHH Xuân Thiện Hoà Bình, thuộc Xuân Thiện Group, tổng vốn đầu tư lớn nhất lên đến 29.800 tỷ đồng. Dự án có công suất 10 triệu tấn xi măng/năm.
Tập đoàn Xuân Thiện hiện vẫn là công ty chưa đại chúng nên các số liệu tài chính không được công bố. Tuy nhiên trên Chuyên trang Trái phiếu của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã hé lộ một số chỉ tiêu tài chính của các thành viên Xuân Thiện.
Một số công ty con này có vốn chủ sở hữu lên tới hàng nghìn tỷ đồng, là nguồn lực để thực hiện các dự án năng lượng tái tạo – cần đòi hỏi vốn lớn. Tuy nhiên do dự án đang hoặc mới đi vào hoạt động nên lợi nhuận của các doanh nghiệp này chưa cao, hoặc có công ty vẫn đang thua lỗ vài chục tỷ đồng.