Hơn 9 tấn chân gà không rõ nguồn gốc bị thu giữ tại Quảng Ninh và Lào Cai
Thứ ba, 27/05/2025 16:32 (GMT+7)
Lực lượng QLTT Quảng Ninh và Lào Cai đồng loạt phát hiện, thu giữ hơn 9 tấn chân gà không nhãn mác, không hóa đơn chứng từ. Số hàng được mua trôi nổi, chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ.
Trong cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường theo chỉ đạo của
Chính phủ và UBND các tỉnh, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tại Quảng Ninh
và Lào Cai vừa phát hiện hai vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến vận chuyển,
kinh doanh thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc. Gần 9 tấn chân gà không nhãn mác, không hóa đơn chứng từ đã bị tạm giữ ngay trước khi tuồn ra thị trường.
Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh phát hiện 1.720kg chân gà chưa sơ chế và 6.100kg chân gà đã sơ chế. Ảnh: Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chiều ngày 26/5, Đội QLTT số 1 (Cục QLTT Quảng Ninh) phối hợp
với Công an và Hải quan tiến hành khám xét một kho lạnh thuộc khu Hồng Phong,
phường Ninh Dương, TP Móng Cái - do ông N.K.N làm chủ.
Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện 1.720kg chân
gà chưa sơ chế và 6.100kg chân gà đã sơ chế, tất cả đều được đóng trong bao tải
và để trong kho lạnh, chuẩn bị đem tiêu thụ.
Chủ hàng thừa nhận đã thu mua số chân gà này từ nhiều nguồn
trôi nổi ngoài thị trường, không rõ xuất xứ, không có giấy tờ pháp lý hay chứng
nhận kiểm dịch thực phẩm. Mục đích là phân phối lại cho các đại lý nhỏ, kiếm lời.
Trước dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng về an toàn thực phẩm, Đội
QLTT số 1 đã tiến hành lập biên bản, tạm giữ toàn bộ số hàng để tiếp tục điều
tra và xử lý theo quy định pháp luật.
Cùng ngày, tại lô F20, Khu Công nghiệp Đông Phố Mới, xã Vạn
Hòa, TP. Lào Cai, lực lượng QLTT số 05 (Chi cục QLTT tỉnh Lào Cai) đã thực hiện
kiểm tra một container thực phẩm đông lạnh.
Kết quả, lực lượng chức năng phát hiện 1.560kg chân gà đông
lạnh không có nhãn mác, không số lô sản xuất, không thể hiện xuất xứ hàng hóa.
Chủ lô hàng là ông T.M.T, trú tại Thôn Sín Chải, xã Thanh
Bình, huyện Mường Khương - cũng không xuất trình được bất kỳ giấy tờ hợp pháp
nào liên quan đến nguồn gốc lô hàng.
1.560kg chân gà đông lạnh không có nhãn mác, không số lô sản xuất, không thể hiện xuất xứ hàng hóa bị lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai tạm giữ. Ảnh: Chi cục QLTT tỉnh Lào Cai
Theo Đội QLTT số 05, toàn bộ số chân gà này có dấu hiệu vi
phạm nghiêm trọng về kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nguy cơ
gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng nếu được đưa ra thị trường.
Các vụ việc liên tiếp xảy ra tại Quảng Ninh và Lào Cai đặt
ra cảnh báo về tình trạng kinh doanh thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc
đang ngày càng tinh vi. Đặc biệt, nhiều đối tượng lợi dụng kho lạnh tư nhân để
lưu trữ hàng lậu, thực phẩm bẩn, chờ thời điểm tiêu thụ cao để tung ra thị trường.
Các chuyên gia về an toàn thực phẩm cho biết: Chân gà đông lạnh nhập lậu hoặc
trôi nổi thường không đảm bảo điều kiện bảo quản, không được kiểm dịch, tiềm ẩn
nguy cơ nhiễm khuẩn, tồn dư kháng sinh, hóa chất độc hại nếu được sử dụng trái
phép trong chế biến.
Hiện toàn bộ số chân gà vi phạm tại hai địa phương đã bị lập
biên bản tạm giữ. Cơ quan chức năng đang hoàn thiện hồ sơ để xử lý theo quy định
pháp luật.
Ngày 25/5, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) – Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị vừa phối hợp các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ hơn 1,4 tấn chân gà chiên có dấu hiệu hư hỏng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, đang trên đường vận chuyển về Hà Nội tiêu thụ.
Lực lượng QLTT tỉnh Hà Giang vừa phát hiện kho đông lạnh chứa hơn 3,9 tấn cổ, cánh, chân gà bốc mùi, đổi màu. Số hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm này đang chuẩn bị đưa ra thị trường.
Từ chân gà, thịt lợn phân hủy đến thuốc lá lậu và quần áo livestream không rõ nguồn gốc - loạt vụ vi phạm bị các lực lượng chức năng phát hiện và xử lý trong đợt cao điểm ra quân thực hiện Công điện 65/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Hai cơ sở sản xuất giá đỗ tại TP Lào Cai bị phát hiện dùng hóa chất cấm 6-Benzylaminopurine để làm giá trắng, mập, không rễ. Gần 350 tấn giá đỗ độc hại đã âm thầm tuồn ra thị trường trong suốt một năm qua.
Ngày 27/5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn gửi đến hai sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam là Shopee và Lazada, yêu cầu khẩn trương rà soát và gỡ bỏ 5 sản phẩm thực phẩm chức năng đang kinh doanh vi phạm quy định về công bố sản phẩm.
Các cơ quan chức năng Đồng Nai thống nhất khởi tố vụ án liên quan mỹ phẩm Hanayuki bị nghi hàng giả do công ty chồng ca sĩ Đoàn Di Băng phân phối, có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Hà Nội, TP HCM cùng nhiều địa phương đang chứng kiến làn sóng săn đất nền, đất vùng ven giá rẻ. Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư tay ngang phải “ôm trái đắng” vì mua nhầm đất giá ảo, vướng pháp lý hoặc nằm trong khu vực hạ tầng treo. Vậy làm thế nào để định giá đất chính xác, nhận diện được “giá thật” giữa ma trận thông tin chồng chéo?
Ẩn mình trong con ngõ nhỏ ở xã La Phù (Hà Nội), một xưởng sản xuất tất hoạt động rầm rộ suốt nhiều năm trời, bên trong lại là cả một “mê trận” làm giả tem nhãn, thương hiệu nổi tiếng quốc tế.
Ngày 27/5, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết lực lượng Quản lý thị trường tại tỉnh Vĩnh Phúc vừa liên tiếp triệt phá hai vụ vận chuyển, kinh doanh thực phẩm bẩn, thu giữ hơn 1,4 tấn hàng vi phạm.