Giải ngân vốn đầu tư công 02 tháng đầu năm 2025 ước đạt 6,9% kế hoạch
Thứ tư, 26/02/2025 11:23 (GMT+7)
Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 28/02/2025 là 60.423,8 tỷ đồng, đạt 6,9% kế hoạch, đạt 7,32% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
37/63 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân so với tổng kế hoạch đạt trên mức bình quân chung của cả nước.
Bộ Tài chính vừa có văn bản số 2098/BTC-ĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình giải ngân vốn đầu tư nguồn NSNN tháng 01, ước 02 tháng kế hoạch năm 2025.
Theo báo cáo, về giải ngân vốn kế hoạch năm 2025, lũy kế giải ngân từ đầu năm đến ngày 31/01/2025 là 31.849,9 tỷ đồng, đạt 3,64% kế hoạch (875.887,1 tỷ đồng), đạt 3,86% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, chương trình mục tiêu quốc gia là 1.468,2 tỷ đồng (đạt 6,69% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
Ước giải ngân từ đầu năm đến ngày 28/02/2025 là 60.423,8 tỷ đồng, đạt 6,9% kế hoạch, đạt 7,32% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2024 đạt 7,7% kế hoạch và đạt 8,07% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Trong đó, chương trình mục tiêu quốc gia là 2.695,8 tỷ đồng (đạt 12,27% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
Nhận xét tình hình giải ngân kế hoạch vốn, Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn ngân sách địa phương đạt 8,58% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tương đương với cùng kỳ năm 2024 đạt 8,36%. Tuy nhiên, vốn ngân sách trung ương đạt 5,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2024 đạt 7,52%.
37/63 địa phương ước giải ngân so với tổng kế hoạch đạt trên mức bình quân chung cả nước
Kết quả trong 02 tháng năm 2025, có 04/47 Bộ, cơ quan trung ương và 37/63 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân so với tổng kế hoạch đạt trên mức bình quân chung của cả nước. Một số Bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân tốt gồm: Đài tiếng nói Việt Nam (73,82%), Ngân hàng Chính sách xã hội (41,16%), Bộ Công an (12,67%), Thành phố Huế (22,97%), Tiền Giang (27,62%), Vĩnh Phúc (21,49%), Tuyên Quang (21,26%), Hòa Bình (20,95%).
Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm, hầu hết các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa giải ngân (27 bộ, cơ quan trung ương) hoặc giải ngân thấp (26 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân dưới 5%).
Một số khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân các dự án
Việc chưa phân bổ một lượng vốn tương đối lớn đã ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nguồn NSNN những tháng đầu năm 2025 (tính đến thời điểm báo cáo còn khoảng 77.635,9 tỷ đồng, chiếm 9,42% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao); trong đó, chủ yếu số vốn chưa phân bổ dự kiến bố trí cho các dự án đang hoàn thiện thủ tục đầu tư.
Một số khó khăn vướng mắc khác trong tổ chức thực hiện: Công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án còn chậm do vướng mắc như chưa đạt được thỏa thuận đối với người dân trong công tác giải phóng mặt bằng, chậm bàn giao mặt bằng; xác định nguồn gốc đất của các hộ gặp nhiều khó khăn do chuyển nhượng nhiều lần nên mất thời gian; nguồn cung một số nguyên vật liệu hạn chế (đất, cát đắp...); giá nhiều nguyên vật liệu tăng đột biến so với thời điểm mời thầu làm tăng chi phí dự án;...
Khẩn trương hoàn thành phân bổ chi tiết kế hoạch vốn trước 31/03/2025
Để triển khai đảm bảo tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 đạt mục tiêu trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài chính đề xuất triển khai một số kiến nghị và giải pháp trọng tâm sau:
Về tiến độ phân bổ chi tiết kế hoạch vốn năm 2025: Bộ Tài chính đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương hoàn thành việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn cho các nhiệm vụ, dự án trước ngày 31/03/2025; tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ đẩy mạnh tiến độ giải ngân kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 18/02/2025.
Sau ngày 31/03/2025, Bộ Tài chính sẽ báo cáo cấp thẩm quyền cắt giảm để điều chuyển cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có nhu cầu bổ sung kế hoạch vốn năm 2025 để bố trí cho các dự án quan trọng, cấp bách, các dự án hạ tầng chiến lược có khả năng giải ngân (bao gồm cả các dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 23/TB-VPCP ngày 20/01/2025 về việc phát hành Trái phiếu Chính phủ cho đầu tư các công trình trọng điểm quốc gia).
Về việc đảm bảo bố trí vốn cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án cao tốc, liên vùng, đường ven biển: Tổng số vốn ngân sách trung ương Bộ Giao thông vận tải đã bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án cao tốc là 48.809 tỷ đồng, đạt 101,14% số vốn tối thiểu phải bố trí là 48.260 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng số vốn ngân sách trung ương các địa phương đã bố trí cho nhóm các dự án này là 68.156,06 tỷ đồng, chưa đạt số vốn tối thiểu phải bố trí là 84.063,3 tỷ đồng. Đề nghị các địa phương rà soát, đảm bảo phân bổ đủ số vốn tối thiểu cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án cao tốc, liên vùng, đường ven biển theo đúng quy định tại Quyết định số 1508/QĐ-TTg ngày 04/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đề xuất nhu cầu kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2024 sang năm 2025 gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo đúng thời hạn quy định tại văn bản số 1078/BKHĐT-TH ngày 14/02/2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về rà soát, đề xuất kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương năm 2024 sang năm 2025.
Bước vào năm 2025, Việt Nam đang hướng mục tiêu tăng trưởng kinh tế đầy tham vọng, đó là đạt ít nhất 8% GDP và đưa thu nhập bình quân đầu người vượt 5.000 USD. Đây là mục tiêu đầy thách thức, nhưng với những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ, đặc biệt là tận dụng động lực từ đầu tư công và điều chỉnh chính sách, nền kinh tế có thể đạt được mức tăng trưởng cao.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) dự báo GDP Việt Nam năm 2025 sẽ tăng trưởng 6,6% và 6,3% trong năm 2026, nằm trong nhóm quốc gia tăng trưởng cao nhất châu Á.
Đó là nhận định của Chuyên gia kinh tế, TS Cấn Văn Lực tại Toạ đàm “Xuất nhập khẩu tại chỗ: Những tiềm năng và thách thức” được tổ chức tại Hà Nội vào đầu tháng này.
Báo cáo mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Thị trường & Am hiểu Khách hàng One Mount Group cho thấy hơn 80% người được khảo sát có kế hoạch mua nhà trong giai đoạn 2025-2026.
Ngày 12/3, Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra dự báo: GDP thực của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 6,8% vào năm 2025 và 6,5% vào năm 2026. Các chuyên gia WB rất quan tâm đến động thái của Chính phủ trong việc thúc đẩy tăng trưởng thông qua các chính sách đầu tư công hợp lý, cải thiện hạ tầng và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển.
Từ 17h ngày 12/3/2025 đến 8h ngày 17/3/2025, Cục Thuế sẽ tạm dừng một số hệ thống thuế điện tử phục vụ nâng cấp và chuyển đổi các danh mục của cơ quan thuế.
Từ ngày 11/3, Shopee Food chính thức điều chỉnh chính sách liên quan đến đơn hàng COD (giao hàng thu tiền mặt) trong dịch vụ SPX Instant. Theo đó, số tiền thu hộ sẽ bị ẩn cho đến khi tài xế xác nhận giao hàng và chọn "Đã lấy hàng".
Chính phủ yêu cầu rà soát, đánh giá thông tin phản ánh doanh nghiệp FDI báo lỗ ngày càng tăng, báo cáo Thủ tướng trước ngày 15/3. Trong khi đó, Bộ Công thương cũng siết chặt thanh tra đối với các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) làm ăn thua lỗ hoặc có nhiều đơn thư phản ánh trong các năm trước.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện hiệu quả một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.