Trung Quốc: Giá vàng 'tìm đáy' mới, người mua lỗ nặng sau nửa tháng
Giá vàng miếng và vàng trang sức tại Trung Quốc đã giảm mạnh, khiến nhiều người mua vàng cảm thấy tiếc nuối vì đã lỗ một khoản đáng kể.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt bật tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 16/5, nhờ hàng loạt dữ liệu kinh tế mới cùng diễn biến địa chính trị quốc tế. Tuy nhiên, chênh lệch mua – bán lớn khiến rủi ro đầu tư cá nhân gia tăng.
Tính đến 11h trưa 16/5, giá vàng miếng SJC tại nhiều thương hiệu lớn đã
tăng vọt, thêm tới 1,8 – 2 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra so với phiên trước. Tại Tập đoàn
DOJI, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 117,3 – 120 triệu đồng/lượng (mua vào –
bán ra). Mức chênh lệch mua – bán hiện vẫn duy trì ở ngưỡng cao 1,8 triệu đồng/lượng.
Tại hệ thống Phú Quý, vàng SJC giao dịch ở mức 116,5 – 120 triệu đồng/lượng, với chiều mua tăng mạnh tới 2 triệu đồng/lượng, chiều bán ra tăng 1,8 triệu đồng/lượng.
Không chỉ vàng miếng, thị trường vàng nhẫn cũng ghi nhận đà tăng đáng kể. Vàng nhẫn tròn trơn thương hiệu SJC các loại (1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ) hiện được giao dịch ở mức 112 – 115 triệu đồng/lượng. Riêng thương hiệu Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức cao nhất thị trường: 114,5 – 117,5 triệu đồng/lượng.
Cuối ngày hôm qua, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn được các doanh nghiệp SJC, PNJ, DOJI niêm yết ở mức 115,5 triệu đồng/lượng mua vào và 118,2 triệu đồng/lượng bán ra. Như vậy, chỉ sau 1 ngày, giá vàng đã tăng khoảng 1,8 triệu đồng mỗi chiều tại cả hai thị trường Hà Nội và TP HCM.
Dù giá vàng bật tăng mạnh, song khoảng cách mua – bán bị đẩy lên cao đang khiến rủi ro với nhà đầu tư cá nhân gia tăng, đặc biệt với những người lướt sóng. Nhiều chuyên gia khuyến cáo, trong bối cảnh thị trường đầy biến động, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi xuống tiền.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng thế giới giao ngay trên sàn Kitco sáng 16/5 ghi nhận ở mức 3.221 USD/ounce, tăng tới 47,9 USD/ounce so với phiên trước.
Đà tăng này được hỗ trợ bởi đồng USD suy yếu và loạt dữ liệu kinh tế Mỹ gây thất vọng, khiến kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm nới lỏng chính sách tiền tệ gia tăng.
Ông Peter Grant – Phó Chủ tịch kiêm chiến lược gia kim loại cấp cao tại Zaner Metals nhận định: “Các dữ liệu mới công bố đang tạo thêm dư địa cho FED cắt giảm lãi suất, khả năng cao sẽ bắt đầu từ tháng 9. Điều này đang hỗ trợ mạnh cho giá vàng".
Thị trường cũng ghi nhận yếu tố địa chính trị tác động. Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin từ chối tham dự đàm phán trực tiếp với Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ đã làm giảm kỳ vọng về một thỏa thuận hòa bình. Dù Nga vẫn cử phái đoàn đến tham dự, nhưng động thái này cho thấy căng thẳng vẫn chưa hạ nhiệt – một yếu tố tiếp tục giữ vàng ở mức cao.
Theo Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá sản xuất (PPI) toàn phần tháng 4 đã giảm 0,5%, sau mức giảm 0,4% hồi tháng 3. Đây là mức giảm mạnh hơn nhiều so với kỳ vọng (+0,2%) của các chuyên gia kinh tế. Trong vòng 12 tháng, PPI chỉ tăng 2,4%, thấp hơn dự báo 2,5%.
PPI lõi – loại trừ giá thực phẩm và năng lượng – cũng giảm 0,4%, trái ngược hoàn toàn với kỳ vọng tăng nhẹ. Thông tin này ngay lập tức thúc đẩy lực mua vàng khi nhà đầu tư kỳ vọng lãi suất sẽ sớm hạ nhiệt trong năm nay.
Dù có nhiều yếu tố hỗ trợ, nhưng theo giới phân tích, thị trường vàng vẫn chưa xác lập xu hướng rõ ràng. Nhà đầu tư tiếp tục giữ tâm lý thận trọng khi căng thẳng thương mại toàn cầu vẫn tiềm ẩn nguy cơ leo thang, dù Mỹ và Trung Quốc vừa đạt thỏa thuận hoãn áp thuế trong 90 ngày.