Từ ngày 10/5, giá bán lẻ điện bình quân sẽ chính thức tăng thêm 4,8%, tương đương 101 đồng/kWh, nâng mức giá mới lên 2.204,07 đồng/kWh (chưa gồm thuế giá trị gia tăng). Quyết định điều chỉnh được ban hành bởi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại Quyết định số 599 ngày 7/5/2025.
Thông tin được EVN công bố tại buổi họp báo chiều 9/5 nhằm
giải thích nguyên nhân tăng giá, lộ trình điều chỉnh và các chính sách hỗ trợ
đi kèm.
Đây là lần điều chỉnh giá điện đầu tiên trong năm 2025, sau
lần tăng gần nhất vào tháng 10-2024 cũng với mức 4,8%. Theo Nghị định số
72/2023 của Chính phủ về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, EVN được
quyền tự điều chỉnh giá khi chi phí đầu vào tăng từ 2% trở lên. Mỗi năm, giá điện
được xem xét điều chỉnh tối đa 4 lần, mỗi quý một lần.
Như vậy, tính từ năm 2023 đến nay, giá điện đã có 4 lần điều
chỉnh với mức tăng lần lượt là 3%, 4,5%, 4,8% và 4,8%.
Từ ngày 10/5, giá bán lẻ điện bình quân sẽ là 2.204,07 đồng/kWh (chưa gồm thuế giá trị gia tăng). Ảnh minh họa
Theo báo cáo của EVN và kết quả kiểm tra của Bộ Công Thương,
tổng chi phí sản xuất điện năm 2023 đạt hơn 528.600 tỷ đồng, tương ứng giá
thành sản xuất 2.088,9 đồng/kWh, tăng 2,79% so với năm 2022. Trong khi đó,
doanh thu bán điện thương phẩm chỉ đạt 494.359 tỷ đồng, tương ứng giá bán bình
quân 1.953,57 đồng/kWh, tăng 3,76%.
Dù đã có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh điện trong năm
2023, EVN vẫn đang gánh khoản lỗ lũy kế hơn 70.000 tỷ đồng trong giai đoạn
2021–2022. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn phải xử lý khoản chênh lệch tỷ giá
lên tới 18.032 tỷ đồng liên quan các hợp đồng mua bán điện trong giai đoạn
2019–2023.
Ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng Ban Kinh doanh EVN khẳng định, việc tăng giá điện lần này đã được cân nhắc kỹ lưỡng nhằm hài hòa giữa yêu cầu
tài chính và khả năng chi trả của người dân.
Trong 16 năm qua, giá điện bình quân đã tăng từ 948,5 đồng/kWh năm 2009 lên 2.103,1 đồng/kWh năm 2024. Chứng khoán BSC dự báo, năm 2025 EVN có thể tăng giá bán lẻ điện bình quân 4 – 8% trên cơ sở giá bán lẻ điện bình quân hiện hành.
Không chỉ ngành sản xuất sử dụng nhiều điện mà các ngành kinh doanh và cả hàng quán nhỏ, hộ gia đình... cũng bị ảnh hưởng tiêu cực từ việc tăng giá điện
Luật Điện lực (sửa đổi) và Nghị định 72/2025/NĐ-CP vừa được ban hành đặt nền móng pháp lý quan trọng cho việc điều hành giá điện theo cơ chế thị trường với sự điều tiết của Nhà nước. Những thay đổi này được kỳ vọng sẽ góp phần bảo đảm sự minh bạch, hiệu quả trong vận hành thị trường điện, đồng thời tạo động lực thu hút đầu tư và củng cố an ninh năng lượng quốc gia.
TP HCM đề xuất chính sách hỗ trợ chủ nhà cho thuê trọ vay vốn ưu đãi để cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất và trang bị phòng cháy chữa cháy (PCCC). Đồng thời, thành phố siết chặt quy định về diện tích tối thiểu, giá điện nước và điều kiện an toàn đối với các công trình nhà ở riêng lẻ cho thuê.
Cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai - tập đoàn của gia đình ông Nguyễn Quốc Cường (Cường Đô La) bất ngờ 'chuyển' tím với khối lượng giao dịch lên đến 1,3 triệu đơn vị trong phiên thị trường điều chỉnh cuối tuần.
Kết quả kinh doanh của hai đại gia bán lẻ xăng dầu Petrolimex và PV OIL cùng phụ thuộc vào giá dầu thế giới (Brent, WTI) tăng cao hay giảm mạnh cũng như chính sách thuế của cơ quan Nhà nước. Thế nhưng tại sao biên lãi gộp của Petrolimex thường nhỉnh hơn của PV OIL?
Bộ Tài chính đang đề xuất sửa đổi chính sách thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo hướng tính thuế 20% trên phần lãi ròng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng chính sách này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh tình trạng chồng thuế, bất công bằng và ảnh hưởng tiêu cực tới cả cá nhân lẫn doanh nghiệp.
Các chuyên gia kinh tế đề xuất nhiều giải pháp như ổn định thị trường và chuỗi cung ứng nội địa, tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu... nhằm tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế trước bão thuế quan Mỹ