Giá bất động sản leo thang bất chấp dịch bệnh Covid-19
Thị trường bất động sản dưới tác động của dịch Covid-19 tính thanh khoản kém, nguồn cung ra thị trường giảm nhưng giá tiếp tục tăng.
Bất động sản tăng giá “bất chấp” dịch bệnh
Nền kinh tế này sẽ phục hồi như thế nào? Bất động sản là lĩnh vực quan trọng ở góc độ tài sản, đời sống, nhà đầu tư có thể nắm giữ? Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, quý 3 năm 2021 vừa qua, tăng trưởng của Việt Nam được xem là thấp nhất trong lịch sử, khó khăn là rất lớn, song vẫn có những điểm tích cực.
“40 ngày trở lại đây tiêm chủng được thực hiện rất nhanh, đây là điều kiện quan trọng để quay lại trạng thái bình thường. Thứ hai, chiến lược chống dịch thay đổi, là tiền đề quan trọng. Bên cạnh đó, kinh tế thế giới phục hồi, dù có khó khăn, năm nay tăng tưởng kinh tế thế giới vẫn tăng trưởng dương. Chúng ta khống chế được dịch. Đầu tư bất động sản vẫn còn nhiều kỳ vọng” - TS. Võ Trí Thành nói.
Hai năm qua, ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam thì bất động sản vẫn là điểm sáng, giá cả tốt. Xét về góc độ người tiêu dùng lại khó khăn vì giá tăng, ông Võ Trí Thành cho biết thêm.
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết, giá bất động sản năm 2020 tăng 5,6% toàn cầu, bất chấp dịch bệnh. Một số nước "sốt" như Australia, Canada… bất động sản là một kênh đầu tư trung và dài hạn của nhà đầu tư.
9 tháng năm 2021 số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tăng. Cụ thể, 5.400 doanh nghiệp mới ra đời, vốn vẫn giảm, vốn đăng ký là 343.000 tỷ đồng. Với bất động sản, vốn FDI quan trọng.
Với Việt Nam, khả năng phục hồi mạnh bắt đầu từ quý 4 năm 2021 khi quý 3 năm nay là quý đáy của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng năm 2021, kinh tế tăng 2,5 %, nếu tốt hơn sẽ tăng 3%, trong năm tới tăng 6-7%. Kinh tế tăng sẽ là trợ lực cho bất động sản. 9 tháng năm 2021 số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tăng. Cụ thể, 5.400 doanh nghiệp mới ra đời.
Thiếu nguồn cung
TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, từ đợt dịch đầu tiên, ông cũng cảm thấy hoang mang, lo sợ. Quý 1 năm 2020, tỷ lệ giao dịch đã chạm mức thấp nhất kể từ khủng hoảng năm 2013, tỷ lệ hấp thụ chỉ khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, sau khi xem xét, đánh giá thật kỹ lưỡng, đến cuối 2020, khẳng định thị trường bất động sản không vướng phải khủng hoảng.
“Nhìn chung, ở Việt Nam, cứ một dự án ra đời, chỉ cần 18 tháng là hấp thụ hết, trong khi đó, thời gian trung bình của ASEAN là 5 năm. Dịch bệnh khiến tính thanh khoản bất động sản kém nhưng so với khu vực tính thanh khoản của bất động sản Việt Nam vẫn tốt. Trong 2 năm xuất hiện Covid-19, nhiều lĩnh vực kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, do đó, nhiều nhà đầu tư lấn vào bất động sản - thị trường có tiềm năng. Thị trường có nhiều nhà đầu tư F0” - TS. Nguyễn Văn Đính nói.
Tuy nhiên, nguồn cung lại không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường do nhiều rào cản như quy trình kiểm duyệt, tạm dừng thi công... Theo đó, thị trường không có nhiều sản phẩm mới, dẫn tới cung không đủ cầu. Đây là vấn đề của thị trường trong hiện tại và trung hạn, TS. Nguyễn Văn Đính nêu ý kiến.
Theo ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) dịch Covid-19 qua 4 lần xảy ra trong 2 năm là một thời gian rất dài, ảnh hưởng nhiều đến thị trường bất động, nhiều dự án dừng, nguồn cung giảm.
“Giao dịch trên thị trường bất động sản năm 2020 và 2021 có sự thay đổi. Trong 6 tháng đầu năm nay, giao dịch bất động sản nhiều hơn rõ rệt. Phần nào đó bất động sản vẫn được quan tâm lớn” - ông Nguyễn Mạnh Khởi nói.
Phương Hoài
-
Sở hữu tiềm năng tăng giá, nhà đầu tư đồng loạt quay trở lại
-
Giải bài toán mất cân đối cung – cầu để kéo giảm giá nhà
-
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước
-
“Siết” phân lô, bán nền, giá đất nền vùng ven rục rịch tăng
-
Bước sang 2025, chung cư không còn là ‘ngôi sao’ của thị trường BĐS
-
Condotel thu hút sự quan tâm từ nhà đầu tư Hà Nội