Dừa Việt Nam gia nhập nhóm nông sản tỷ đô sau hơn một thập kỷ
Thứ ba, 18/02/2025 10:12 (GMT+7)
Ngành dừa Việt Nam lần đầu đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ USD sau hơn 1 thập kỷ. Dự đoán của nhiều chuyên gia trở thành hiện thực sau khi Việt Nam và Trung Quốc ký kết nghị định thư xuất khẩu dừa vào cuối năm 2024.
Xuất khẩu dừa lần đầu vượt tỷ USD
Theo Tổng cục Hải quan, tính đến cuối năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dừa tươi
của Việt Nam đạt 390 triệu USD, tăng 61% so với cùng kỳ, chiếm 5,47% tổng giá trị
xuất khẩu rau quả.
Từ mức kim ngạch khiêm tốn 180 triệu USD vào năm 2010, ngành dừa đã có bước phát triển vượt bậc, đạt hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và chính thức vượt mốc hơn 1 tỷ USD trong năm 2024, tăng hơn 20% so với năm 2023. Với kết quả này, đây là lần đầu tiên sau 14 năm, ngành dừa
mang về kim ngạch tỷ USD cho Việt Nam.
Hiện tại, dừa là loại trái cây có giá trị xuất khẩu cao thứ 3 của Việt Nam,
chỉ sau sầu riêng và thanh long. Thành công này được cho là do sau khi Việt Nam và Trung Quốc ký
kết nghị định thư vào tháng 8/2024, cho phép trái dừa Việt Nam nhập khẩu chính
ngạch vào thị trường Trung Quốc, một trong những thị trường xuất khẩu hàng đầu
của trái dừa tươi Việt Nam, chiếm khoảng 25% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành. Dừa hiện cũng là một trong 6 cây công nghiệp chủ lực
của Việt Nam, theo Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030 (gồm
các cây: cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu và dừa).
Theo Hiệp hội dừa Việt Nam, xuất khẩu dừa tươi của Việt Nam mới chỉ hình thành và phát triển trong khoảng 8-9 năm trở lại đây, nhưng phát triển rất nhanh với kim ngạch xuất khẩu dừa tươi đã tăng gấp 10 lần. Đến nay, trái dừa tươi đã được xuất khẩu tới hơn 40 quốc gia trên thế giới.
Dừa là loại trái cây có giá trị xuất khẩu cao thứ 3 của Việt Nam. (Ảnh minh hoạ)
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia
sản xuất và xuất khẩu dừa lớn trên thế giới, với diện tích trồng dừa gần
175.000 ha (xếp thứ 5 thế giới), mang lại thu nhập cho khoảng 389.530 hộ nông
dân với sản lượng 2 triệu tấn/
năm. Một phần ba diện tích đạt chuẩn hữu cơ theo tiêu chuẩn của
Mỹ và châu Âu, chủ yếu tại miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Trái dừa xiêm
Bến Tre đã được cấp chỉ dẫn địa lý, với 133 mã số vùng trồng và hơn 8.300 ha
phục vụ xuất khẩu.
Với hơn 600 doanh nghiệp sản xuất, chế biến, ngành dừa Việt Nam có lợi thế
cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Việt Nam đứng thứ 4 về xuất khẩu dừa tại
châu Á - Thái Bình Dương và thứ 5 thế giới.
Xúc tiến xuất khẩu rau, quả Việt vào thị trường EU
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong những năm gần đây, Việt Nam
đã mở cửa thị trường cho 19 loại nông sản và trái cây tươi sang các quốc gia
như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, EU. Các hoạt động xúc tiến
thương mại đã mang lại cơ hội lớn cho ngành rau quả Việt Nam.
Từ 5-7/2/2025, các doanh
nghiệp Việt trưng bày sản phẩm đặc trưng như xoài, sầu riêng, mít, dừa tươi, ký
kết hợp đồng và gặp gỡ đối tác quốc tế tại
Hội chợ Fruit Logistica 2025 tại Berlin, Đức.
Khu gian hàng Việt tại Berlin có ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu rau quả,
đặc biệt với sự hỗ trợ từ Thương vụ Việt Nam tại Đức và Hiệp định EVFTA. Bộ
Công Thương và Bộ Nông nghiệp sẽ tiếp tục phối hợp để đẩy mạnh xúc tiến thương
mại và mở rộng thị trường xuất khẩu cho nông sản Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dự báo Việt Nam sẽ xuất khẩu hơn 7,5 triệu tấn gạo trong năm 2025, chủ yếu từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đây là khu vực sản xuất lúa gạo trọng điểm, cung cấp phần lớn sản lượng xuất khẩu của cả nước.
Hàng nghìn gói bánh kẹo bị vứt bỏ, một cơ sở sản xuất bị điều tra hình sự. Vấn đề không còn nằm ở một địa phương mà phản ánh thực trạng chung của thị trường, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng mỗi ngày. Liệu chế tài hiện nay đã đủ mạnh để ngăn chặn vấn nạn này?
Sự việc một học sinh Trường Phổ thông Song ngữ Quốc tế WellSpring Sài Gòn (quận Bình Thạnh, TP HCM) phát hiện ấu trùng trong suất ăn trưa đang gây xôn xao dư luận, đặt ra nhiều lo ngại về an toàn thực phẩm tại trường học.
Bà Huyền bị tố kinh doanh mỹ phẩm không nhãn phụ, không hóa đơn, có dấu hiệu trốn thuế và từng gây tranh cãi vì quảng cáo sai lệch sản phẩm cho trẻ nhỏ.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, chưa phát hiện thuốc giả trong bệnh viện công lập do không đủ giấy tờ giấy tờ, chứng từ để tham gia đấu thầu, chủ yếu bán qua mạng và kênh bán lẻ.
Lực lượng QLTT Hà Nội phát hiện kho hàng chứa hơn 14.000 sản phẩm dệt kim nghi giả mạo thương hiệu lớn như Adidas, Nike, MLB tại xã La Phù, huyện Hoài Đức.
Mới đây, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm huyện Lộc Bình (tỉnh Lạng Sơn) đã ra quân triển khai kiểm tra các cơ sở dịch vụ ăn uống trong khuôn khổ “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025.
Sữa Hikid bị yêu cầu kiểm tra vì quảng cáo sai quy định như “số 1 chiều cao”, "100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi". Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, thổi phồng sản phẩm sữa Hikid.