Doanh nghiệp Việt cần đẩy mạnh tham gia vào chuỗi cung ứng

Thứ hai, 29/07/2019, 13:46 PM

Hiện nay nhu cầu chuyển dịch, đầu tư sản xuất vào Việt Nam ngày càng gia tăng. Vì thế các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) trong nước cần nâng cao năng lực cạnh tranh để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việt Nam còn nhiều điểm thiếu và yếu khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việt Nam còn nhiều điểm thiếu và yếu khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việt Nam là điểm đến của các nhà đầu tư ngoại

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/6/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt 18,47 tỷ USD, bằng 90,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Có 1.723 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký 7,41 tỷ USD, bằng 62,8% so với cùng kỳ năm 2018. 

Có 628 lượt dự án đăng ký điều chỉnh với tổng vốn đăng ký tăng thêm 2,94 tỷ USD, bằng 66,2% so với cùng kỳ năm 2018. 

Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 4.020 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN với tổng giá trị vốn góp 8,12 tỷ USD, tăng 98,1% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm gần 44% tổng vốn đăng ký. Không tính lượt góp vốn 3,85 tỷ USD của nhà đầu tư Hồng Kông thì tổng giá trị vốn góp vẫn tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Điểm sáng đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm 2019, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 9,1 tỷ USD, tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 13,15 tỷ USD, chiếm 71,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1,32 tỷ USD, chiếm 7,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,05 tỷ USD, chiếm 5,7 % tổng vốn đầu tư đăng ký.

Đã có 95 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,3 tỷ USD (trong đó, có 3,85 tỷ USD mua cổ phần vào công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội), chiếm 28,7% tổng vốn đầu tư. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,73 tỷ USD, chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã vươn lên đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,29 tỷ USD, chiếm 12,4% tổng vốn đầu tư. 

Năng lực tham gia chuỗi cung ứng của DN Việt còn hạn chế

Theo ông Frank Weian Giám đốc hợp phần Liên kết Doanh nghiệp nước ngoài, Dự án kết nối doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME) của USAID: với chiến tranh thương mại Mỹ Trung, Việt Nam sẽ được hưởng lợi khi có một làn sóng chuyển các cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

“Ngành cơ khí, công nghiệp hỗ trợ sẽ là 2 ngành quan trọng đối với sự chuyển dịch này. Nếu chúng ta phát triển ngành cơ khí, điện tử lên 40% nữa thì dư địa của kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng thêm.”, ông Frank Weian cho biết.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay năng lực cung ứng của Việt Nam còn nhỏ về quy mô, thiếu đa dạng trong chủng loại, năng suất thấp dẫn đến năng lực cạnh tranh kém

Trong bối cảnh thương chiến Mỹ-Trung như hiện nay, nhiều khách hàng từ Mỹ và châu Âu sang tìm nguồn hàng mới thay thế cho nguồn hàng của Trung Quốc. Tuy nhiên quá trình triển khai còn thấp do khả năng đáp ứng và cung ứng sản xuất cho các tập đoàn này của doanh nghiệp Việt còn nhỏ. Đồng thời, về khía cạnh giá thành chúng ta cũng không cạnh tranh nổi với Trung Quốc.

Thống kê của Bộ Công thương hiện Việt Nam có 1.800 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng linh kiện nhưng chỉ có 300 doanh nghiệp tham gia hệ thống sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia. So với các quốc gia trong khu vực thì ô tô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam có chi phí cao hơn khoảng 20% so hàm lượng công nghệ và quy mô. Với tỷ lệ nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ thấp, tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam so với các nước trong khu vực là khá thấp so với trung bình tỷ lệ nội địa hóa của các nước trong khu vực là từ 16,5-17%.

 Kim Ngọc

Theo PLN

largeer